Đâu là trụ cột cho thương mại tự do khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng?
Theo thông tin từ Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) đang diễn ra tại Hải Nam, Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã trở thành một trụ cột quan trọng cho thương mại tự do toàn cầu và tạo động lực cho kinh tế thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và bất ổn địa chính trị gia tăng.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Kuang Xianming, Phó Giám đốc Viện Cải cách và Phát triển Trung Quốc, cho biết RCEP đã trở thành động lực lớn và là con đường thể chế cho toàn cầu hóa kinh tế, qua đó mở cửa hơn nữa thị trường khu vực và thúc đẩy tự do hóa khu vực.
Sau 3 năm đi vào thực thi, RCEP đã mang lại một số lợi ích ban đầu như tổng giá trị thương mại nội khối tăng 3% so với năm trước, một con số đáng kể trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, RCEP cũng đã trở thành trung tâm năng động nhất cho các dòng vốn xuyên biên giới. Trong năm 2023, khu vực này thu hút 35% và đóng góp 30% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu.
Theo báo cáo công bố tại BFA, RCEP là minh chứng về thành công lớn của hội nhập kinh tế châu Á. Khu vực này đã thổi luồng sinh khí mới vào các nền kinh tế thành viên và mang đến sự chắc chắn trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đầy bất ổn.
RCEP hiện là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Tin liên quan
-
Tài chính
RCEP thúc đẩy thanh toán điện tử giữa các quốc gia thành viên
10:01' - 01/08/2024
Hệ thống thanh toán điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của thương mại hiện đại, khi tạo điều kiện cho các giao dịch được thực hiện nhanh chóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57'
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.