Dầu mỏ tăng giá 5 tuần liên tiếp
Giá dầu liên tiếp đi xuống trong hai phiên giao dịch đầu tuần này (14-15/3), giữa bối cảnh hy vọng về khả năng các nước sản xuất dầu chủ chốt “đóng băng” sản lượng mờ dần, cũng như những lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - lại "nóng" lên.
Sự hoài nghi của các nhà đầu tư xuất phát từ việc Iran đánh tiếng chưa sẵn sàng thực hiện đề xuất "đóng băng" sản lượng, trong khi cuộc họp giữa các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt nhằm đi đến kết luận cuối cùng về thỏa thuận trên lại bị đẩy lùi sang tháng Tư, thay vì ngày 20/3 như dự kiến trước đó.
Tuy nhiên, bất chấp báo cáo hàng tuần từ Bộ Năng lượng Mỹ cho hay kho dự trữ dầu của nước này trong tuần kết thúc ngày 11/3 lại đầy lên và chạm mức kỷ lục 523,2 triệu thùng, giá dầu thế giới vẫn tăng mạnh trong phiên 16/3 sau khi Bộ trưởng Năng lượng Qatar, Mohammed al-Sada trấn an thị trường khi khẳng định các nước sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài OPEC sẽ có cuộc họp vào ngày 17/4 tới tại Doha.
Ông Mohammed al-Sada, cũng là Chủ tịch OPEC cho biết, có 15 nước, chiếm khoảng 73% sản lượng dầu toàn cầu, ủng hộ đề xuất trên. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 17/3, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ đã vượt lên trên mức 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.
Động lực giúp đẩy giá "vàng đen" tăng trong phiên này là sự mất giá của đồng bạc xanh và tâm lý lạc quan của giới đầu tư về khả năng các nhà sản xuất dầu sẽ đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp tới để "đóng băng" sản lượng.
Ngoài ra, theo nhà phân tích Bob Yawger tại Mizuho Securities USA, một nguyên nhân chính dẫn đến đà tăng khá mạnh của giá dầu trong phiên 17/3 là quyết sách mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Việc Fed lùi lại lộ trình tăng lãi suất tiếp theo đã đẩy đồng USD đi xuống so với các tiền tệ chủ chốt khác, qua đó tác động lên giá dầu – mặt hàng được giao dịch bằng đồng bạc xanh.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương lớn khác cũng đóng góp một phần vào sự đi lên của thị trường dầu mỏ khi tiếp tục đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế và các chính sách tiền tệ lỏng, khiến tâm lý thị trường tích cực hơn.
Tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (ngày 18/3), giá dầu đã để tuột mất đà tăng trước đó để đảo chiều hạ do hoạt động chốt lời được đẩy mạnh. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2016 giảm 76 xu Mỹ, xuống 39,44 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2016 cũng hạ 34 xu Mỹ, xuống 41,20 USD/thùng. Dù vậy, "vàng đen" vẫn chứng kiến tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp khi tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,4% và giá dầu Brent tăng 2%.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á nối dài đà tăng trong phiên trước
15:14' - 18/03/2016
Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên chiều 18/3.
-
Hàng hoá
Giá dầu thô Mỹ lần đầu tiên trong năm vượt 40 USD/thùng
08:48' - 18/03/2016
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ lần đầu tiên trong năm vượt trên mức 40 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 17/3 tại thị trường New York, đồng thời đánh dấu phiên tăng giá thứ hai liên tiếp của “vàng đen”.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Vùng Vịnh lao đao vì giá dầu thấp
06:04' - 18/03/2016
Dầu mỏ đóng góp khoảng 80% thu nhập của Saudi Arabia. Nhưng nguồn thu này đã bị giảm phân nửa trong hai năm qua. Hiện các nền kinh tế Vùng Vịnh đều đang gặp nhiều khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.