Đầu tư cho hạ tầng: Tư nhân tiếp tục là kênh huy động vốn chính
Việt Nam đã có gần 20 năm thu hút vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Đây là một trong số hình thức hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đạt được những kết quả khá khả quan; đặc biệt trong đầu tư kết cấu hạ tầng.
Từ thực tế triển khai, để thu hút được các nguồn lực đầu tư; trong đó có nguốn vốn tư nhân, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải lựa chọn những dự án vừa có hiệu quả kinh tế vừa có khả năng thu hồi vốn tốt. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Xin Bộ trưởng đánh giá vai trò của hình thức đầu tư BOT trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau gần 20 năm qua ?Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quy định pháp lý về BOT đầu tiên của Việt Nam được ban hành từ năm 1997, 1998, đó là cặp Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 về Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước và Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Đến nay, có 3 Luật điều chỉnh đối với đầu tư theo hình thức đối tác PPP là Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Riêng về đầu tư theo hình thức PPP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Đến nay, hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT đã được triển khai thực hiện gần 20 năm và bước đầu đã thu được những kết quả khá khả quan, đặc biệt trong đầu tư về kết cấu hạ tầng cung cấp điện và giao thông với hợp đồng BOT, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TW hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Như chúng ta đã biết, nguồn ngân sách Nhà nước hiện đang hạn hẹp, vốn ODA sẽ giảm và vốn vay thương mại sẽ tăng theo lộ trình. Vì vậy, để đầu tư kết cấu hạ tầng cần phải có nguồn lực khác, việc huy động vốn từ khu vực tư nhân sẽ tiếp tục là kênh huy động chính, đóng vai trò rất tích cực trong đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ công.
Thời gian tới, chúng ta cần phải lựa chọn được những dự án vừa có hiệu quả kinh tế vừa có khả năng thu hồi vốn tốt mới thu hút được tư nhân đầu tư, đặc biệt là từ nhà đầu tư nước ngoài.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, các dự án BOT đang được xem là nhận nhiều ưu đãi vì vậy có nhà đầu tư sẵn sàng từ bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh truyền thống để trở thành các chủ dự án BOT. Điều này có làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Theo quy định hiện hành, đối với các dự án BOT, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; hàng hóa nhập khẩu; miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được nhà nước giao, miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án và được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.Về việc vay vốn, các dự án BOT đều không được quyền vay vốn ngân hàng Trung ương do Nhà nước bảo lãnh với lãi suất ưu đãi, chỉ được hưởng ưu đãi các mức thuế theo quy định.
Hầu hết các dự án hiện nay đều vay vốn thương mại trong nước với lãi suất do ngân hàng thương mại quy định, ngoại trừ một số dự án Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế riêng như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một số dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số dự án vay vốn từ ngân hàng nước ngoài.
Về mức phí, đối với các dự án đường cao tốc, Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư các dự án cao tốc như VEC, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được tự quyết định mức thu phí.
Đối với các dự án quốc lộ và đường địa phương: Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư thu phí riêng đối với các dự án quốc lộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành Thông tư thu phí riêng đối với đường địa phương trên cơ sở khung mức phí, phù hợp với cấp đường, chiều dài theo dự án đầu tư được duyệt (quy định tại Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính).
Với những quy định nêu trên, việc các nhà đầu tư sẵn sàng từ bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh truyền thống để trở thành các chủ dự án BOT là do định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh của bản thân các nhà đầu tư.
Khi tham gia đầu tư dù hình thức này hay hình thức khác, các nhà đầu tư đều bình đẳng trước pháp luật. Luật Đầu tư đã tạo sự thống nhất trong hoạt động về đầu tư và tạo một "luật chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Luật Đấu thầu đã quy định việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP; trong đó có hình thức hợp đồng BOT phải đấu thầu quốc tế. Vì vậy, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng thêm chứ không giảm đi khi việc đầu tư theo hình thức công tư ngày càng trở nên minh bạch.
Phóng viên: Một trong những ưu điểm của các dự án BOT giao thông là khai thác nguồn vốn đầu tư từ tư nhân tuy nhiên trên thực tế, các dự án này lại chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàng trong nước. Theo Bộ trường, cần làm gì để giảm rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống tín dụng?Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng mức đầu tư của 80 dự án công tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý là khoảng 223.000 tỷ đồng; trong đó vốn BOT/BT là 195.000 tỷ đồng, được đánh giá là thành tích huy động rất cao từ khu vực tư nhân.Quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP cho phép vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chỉ chiếm từ 10 - 15% tổng vốn đầu tư của dự án, phần còn lại là vốn từ các tổ chức tín dụng cho vay. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp để cho vay.
Như vậy, phần lớn rủi ro được chia sẻ cho cơ quan cung cấp tín dụng. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016 về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2016; trong đó đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư bất động sản, BOT, BT giao thông.
Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết, để tiếp tục khai thác lợi thế hình thức đầu tư này đảm bảo lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - người dân, cần có những giải pháp gì để khắc phục những bất cập trong thời gian qua?Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Như tôi đã đề cập ở trên, mặc dù bước đầu đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, song thời gian qua, hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT cũng bộc lộ một số mặt còn hạn chế như việc chuẩn bị đầu tư chưa tốt; quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc của chủ thể tham gia thực hiện; tồn tại trong việc thu phí...đã được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán tại một số dự án. Trong thời gian tới, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện chính sách về đầu tư theo hình thức PPP; trong đó có hình thức hợp đồng BOT hướng tới các biện pháp công khai, minh bạch, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, khắc phục tối đa những tồn tại trong thời gian qua, nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.Chỉ khi đảm bảo lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - người dân thì hình thức đầu tư này mới thành công trọn vẹn.
Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng !Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khi kinh tế tư nhân được “cởi trói”
09:06' - 07/05/2016
Qua 30 năm Đổi mới, diện mạo của khu vực kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi rõ nét, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế và xã hội. Thành tựu đó có được nhờ sự "cởi trói" về cơ chế trong suốt 30 năm qua.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân chờ “làn gió mới”
07:36' - 04/05/2016
Nhiều biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thời gian qua, giúp doanh nghiệp tư nhân vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển
22:03' - 25/04/2016
Phát biểu trong buổi tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Philipp Rosler, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
WB sẽ hỗ trợ chuyên môn để Việt Nam phát triển kinh tế tư nhân
16:16' - 09/04/2016
Theo bà KwaKwa, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng đưa ra những chính sách, tài chính, hỗ trợ chuyên môn để phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.