Doanh nghiệp tư nhân chờ “làn gió mới”
“Cởi bỏ” nhiều vướng mắc
Từ thực tiễn quá trình hoạt động trong thị trường kinh doanh bất động sản, ông Lê Minh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Đà Nẵng Miền Trung (DMT) chia sẻ, doanh nghiệp thực sự thấy "dễ thở" hơn khi được "cởi bỏ" nhiều quy định, vướng mắc trong quá trình kinh doanh.
Không chỉ tiết kiệm được gánh nặng chi phí, thời gian tuân thủ pháp luật và các quy trình, quy định ràng buộc như đăng ký kinh doanh, khai nộp thuế, thủ tục hải quan, đăng ký quyền sử dụng đất đai, thực hiện các thủ tục đấu thầu...., quan trọng hơn là doanh nghiệp bắt đầu cảm giác được việc giảm tải áp lực tâm lý; thấy được sự hỗ trợ tích cực hơn từ các cơ quan, đơn vị chức năng và sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp, ngành...
Tiếng nói và sự phản ánh của doanh nghiệp, từ các hiệp hội doanh nghiệp đã bắt đầu được lắng nghe và nhận được sự hồi đáp từ các cấp, ngành có thẩm quyền. Chưa khi nào, doanh nghiệp được tạo điều kiện nhiều đến thế về môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh...
Và cũng chưa khi nào, doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và được giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng và dễ dàng đến thế.
Tuy nhiên theo ông Hải, những chuyển biến này cần phải mạnh mẽ hơn và diễn ra ở nhiều cấp, ngành, nhiều lĩnh vực hơn, cũng như phải bình đẳng trong đối xử với mọi doanh nghiệp, ở mọi quy mô và ngành nghề hoạt động.
Có như vậy, mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khi "doanh nghiệp tư nhân nắm giữ vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế".
Bên cạnh đó, không chỉ là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mà việc hợp thức hóa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội cũng cần phải được thay đổi.
Lâu nay, tư duy "hình sự hóa một số hoạt động của doanh nghiệp" vẫn còn nặng nề, tạo nên nhiều thành kiến xã hội và dè dặt trong tâm lý của doanh nghiệp, cũng đã tới lúc, điều này cần được thay đổi....
Có môi trường tốt để "bung ra"
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sau 30 năm đổi mới, ông Tạ Công Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại điện tử Vinh Hiển (Tp. Hồ Chí Minh) nhận định, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.
Môi trường kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp cũng đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong 10 năm gần đây.
Chỉ cần so sánh trước đây doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, thì hiện nay chỉ cần mất vài ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ là hoàn thành xong các thủ tục gia nhập thị trường.
Hay như việc Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với nguồn vốn không đòi hỏi cao. Điều này thể hiện sự thông thoáng của Nhà nước đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Thêm nữa, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay ngày càng được tạo thuận lợi nhiều hơn, bởi nhiều thủ tục hành chính đã được thực hiện trực tuyến qua trang website điện tử. Từ chuyện đăng ký, thay đổi ngành nghề có thể thông qua thủ tục điện tử, đến các vấn đề vốn ngốn nhiều thời gian của doanh nghiệp như nộp thuế, hải quan cũng được thông qua điện tử. Đây chính là những cải tiến rõ ràng trong môi trường kinh doanh của nước ta.
Liên quan tới vấn đề khởi nghiệp, ông Thuận kiến nghị, khi khởi nghiệp, một trong những yếu tố mà mọi người quan tâm nhất là nguồn vốn.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc cho những doanh nghiệp thực hiện những dự án mới qua việc tạo điều kiện cho họ được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng được dễ dàng hơn.
Nếu nhà nước thành lập được những quỹ đầu tư mạo hiểm rủi ro giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng vay vốn thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh lên.
Ông Thuận lấy ví dụ, ở Tp. Hồ Chí Minh, đã thành lập những khu công nghệ cao. Nhưng những nơi này dường như chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mới có điều kiện vào đó. Mặt khác, những doanh nghiệp này còn được hỗ trợ về thuế, môi trường đầu tư, kinh doanh.
Ngược lại, những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực yếu thì không có cơ hội vào những nơi như vậy. Rõ ràng là Nhà nước đang có những ưu ái cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước thì hầu như chưa có sự hỗ trợ nào, kể cả như việc xây dựng các khu văn phòng có giá ưu đãi cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê....
Nếu làm được những khu tương tự như khu công nghệ cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới khởi nghiệp thì rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho những đối tượng này phát triển hơn nữa.
Để nguồn vốn gần hơn với doanh nghiệp
Ông Phan Thế Vịnh, Giám đốc Công ty cổ phần May nông nghiệp cho biết, dệt may Việt Nam vẫn được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao.
Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ tham gia công đoạn gia công theo đặt hàng và nguyên liệu đầu vào vẫn là nhập khẩu. Hiện đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào ngành dệt như: Dệt 8/3 hay Dệt Nam Định… nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao của đối tác nước ngoài và nếu sản xuất được phụ liệu thì giá thành cao.
Công ty cổ phần May nông nghiệp với ngành nghề chính là chuyên sản xuất các mặt hàng may, đang phải đối mặt với khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn - vấn đề đáng lo ngại nhất không chỉ của công ty nói riêng, mà kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung.
Ông Phan Thế Vịnh cho hay, lâu nay Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển như chính sách thuế, nguồn vốn vay ưu đãi…, nhưng chưa phát huy hiệu quả và thực tiễn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Nhưng để vay được vốn thật quả là nhiêu khê, bởi vay được 10 đồng vốn thì cũng phải tốn mấy đồng chi phí, trong khi lãi suất cho vay ở Việt Nam luôn cao hơn lãi suất của các nước trong khu vực.
"Doanh nghiệp phải gia công cũng chỉ vì quy mô vốn nhỏ và “lấy ngắn nuôi dài”, phụ thuộc vào các đối tác đặt hàng."- ông Vịnh phân trần.
Theo kiến nghị của ông Phan Thế Vịnh, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay, hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất được nguyên phụ liệu đầu.
Chỉ khi chủ động cung cấp được “đầu vào” thì ngành dệt may Việt Nam mới thực sự có nền tảng để phát triển bền vững, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển
22:03' - 25/04/2016
Phát biểu trong buổi tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Philipp Rosler, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển.
-
DN cần biết
Sắp tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tư nhân lần đầu tiên
14:50' - 08/04/2016
Cuối tháng 4/2016, Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp tư nhân dự kiến sẽ được tổ chức tại Dinh Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, theo chủ trương đã được Chính phủ thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Tư nhân xin đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn ở Cần Thơ
21:41' - 24/02/2016
Làm việc với UBND TP Cần Thơ ngày 24/2, Công ty TNHH MTV Môi trường Tây Nam đã báo cáo dự án và xin đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn và công nghiệp nguy hại với công suất 23.667 tấn/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23' - 25/04/2025
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22' - 25/04/2025
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41' - 25/04/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.
-
Doanh nghiệp
Các hãng công nghệ lớn công bố doanh thu quý I/2025
14:35' - 25/04/2025
Ngày 24/4, Alphabet Inc., công ty mẹ của Google đã báo cáo doanh thu của công ty này trong quý I/2025 đạt 90,23 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
SCG tiếp tục vào Top 10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững tại Việt Nam
10:21' - 25/04/2025
Sáng 25/4, Tập đoàn SCG cho biết, SCG tiếp tục được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển bền vững tại Giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) 2024–2025.
-
Doanh nghiệp
Hiệu ứng tỷ giá giúp Hyundai Motor đạt doanh thu cao kỷ lục
09:11' - 25/04/2025
Ngày 24/4, Hyundai Motor cho biết doanh thu quý I của hãng đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay nhờ tỷ giá hối đoái thuận lợi và doanh số bán xe hybrid tăng, dù doanh số bán ô tô toàn cầu giảm nhẹ.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới
20:27' - 24/04/2025
Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mang định danh mới Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam chính là bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới.