Đầu tư có chọn lọc cho công nghệ bán dẫn để tạo bước đột phá
Thông tin tại hội thảo cho thấy, trên toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và được dự báo là công nghệ sẽ thay đổi và định hình lại thế giới. Trong 10 năm tới, với tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Hiện nay, các quốc gia đang cơ cấu lại vị trí trong ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam đang nỗ lực để có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và thu hút nguồn vốn nước ngoài (FDI) đầu tư cho công nghiệp bán dẫn.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao đổi những điểm chính trong Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế, các doanh nghiệp định hướng tập trung phát triển trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn và đóng gói kiểm thử sản phẩm. Phần sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi nhiều nguồn lực mà Việt Nam chưa có điều kiện cạnh tranh.
Để phát triển công nghiệp bán dẫn về lâu dài, Việt Nam cần giải bài toán về nhân lực. Ước tính, đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư, cử nhân và đến năm 2040 cần 100.000 nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn. Để đạt được số lượng nhân lực này, Việt Nam xác định sẽ tập trung đào tạo lại (reskill) và đào tạo nâng cao (upskill) từ nguồn nhân lực sẵn có, dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM.Đồng thời, Việt Nam hướng đến phát triển nguồn nhân lực theo hình thức thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn thông qua việc phát triển các trung tâm dữ liệu, hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; Nâng cao kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế để hình thành mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn; Thúc đẩy ký kết về nhu cầu nhân lực giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bán dẫn, điện tử.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Trần Quang cho biết, là quốc gia nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam dễ dàng kết nối với các thị trường lớn trong khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Điều này tạo cho Việt Nam trở thành điểm lý tưởng để thiết lập cơ sở sản xuất và phân phối bán dẫn cho khu vực. Ngoài ra, với vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc và gần Ấn Độ - 2 thị trường lớn với nhu cầu cao về sản phẩm công nghệ, Việt Nam có thể tận dụng để mở rộng xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các công ty muốn tiếp cận những thị trường này. Tuy nhiên, để thu hút được đầu tư về bán dẫn, Việt Nam phải cải thiện cơ sở hạ tầng và logistics để hỗ trợ các ngành công nghiệp nói chung và đặc biệt là ngành bán dẫn.
Để thu hút được các đầu tư FDI cho bán dẫn, ông Nguyễn Trần Quang cho biết, hiện Hà Nội đang hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thu hút đầu tư công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Hà Nội cũng tập trung cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, chú trọng phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt các khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, thúc đẩy hợp tác quốc tế…Đề xuất hướng phát triển công nghiệp bán dẫn, ông Nguyễn Trần Thuật, nhà sáng lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn InfraSen, Phó Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đề cập đến chiến lược Việt Nam phát triển doanh nghiệp làm thuê thiết kế chip bán dẫn, tham gia vào thị trường ngách sản xuất sản phẩm chip bán dẫn và chiến lược làm thuê đóng gói. Với nguồn lực hạn chế, Việt Nam tập trung để chuyển dịch tập trung đầu tư cho phần đầu (thiết kế vi mạch), phần cuối (kiểm thử đóng gói) hơn là phần sản xuất chip bán dẫn.
- Từ khóa :
- bán dẫn
- công nghiệp
- Việt Nam
- chip
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26' - 27/11/2024
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn: Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
13:44' - 07/11/2024
SEMIExpo Viet Nam đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực được coi là “trái tim” của công nghệ hiện đại...
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu công nghệ đột phá và chiến lược đổi mới sáng tạo
10:19'
CMC tạo ấn tượng mạnh mẽ thông qua các sản phẩm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Công nghệ
Apple phát triển phiên bản tiếp theo của thiết bị định vị thông minh
07:12'
Theo nhà báo chuyên viết về mảng công nghệ Mark Gurman, công ty sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị công nghệ Apple đang phát triển phiên bản tiếp theo của thiết bị định vị thông minh AirTag.
-
Công nghệ
Đồng Tháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp
13:55' - 13/01/2025
Tại Đồng Tháp, ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp.
-
Công nghệ
Lễ phát động “Hãy trở thành công dân số Thành phố Hồ Chí Minh”
07:21' - 13/01/2025
Ngày 12/1 đã diễn ra Lễ phát động “Hãy trở thành công dân số Thành phố Hồ Chí Minh” với thông điệp “Kết nối nhanh chóng giữa công dân và chính quyền” do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Công nghệ
2025 - sân chơi của các mẫu điện thoại độc lạ
16:53' - 12/01/2025
Theo các chuyên gia công nghệ, trong năm 2025 nhiều công ty sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) sẽ tập trung vào những chi tiết quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
-
Công nghệ
Nguy cơ mất dữ liệu đối với người dùng OneDrive
07:42' - 12/01/2025
Theo tập đoàn Microsoft, người dùng OneDrive cần kiểm tra ngay tình trạng tài khoản và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh mất dữ liệu quan trọng.
-
Công nghệ
CES 2025: Thiết bị đeo thông minh ngày càng thay đổi
14:00' - 11/01/2025
Các thiết bị đeo thông minh đã phát triển vượt bậc, không chỉ dừng lại ở việc đếm bước chân hay nhịp tim mà còn có thể theo dõi oxy trong máu, mức đường huyết và huyết áp.
-
Công nghệ
Hải Dương: Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hạ tầng số, công nghệ số
08:14' - 11/01/2025
Tỉnh Hải Dương sẽ đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình xây dựng, quản lý, vận hành, làm sạch, làm giàu cơ sở dữ liệu; triển khai các nền tảng dùng chung, hình thành không gian làm việc số.
-
Công nghệ
Công nghệ chăm sóc người cao tuổi bừng sáng tại Triển lãm CES 2025
18:03' - 10/01/2025
"Công nghệ dành cho người cao tuổi" (Age Tech) đang thu hút sự chú ý tại CES 2025.