Đẩy mạnh tham gia các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng
Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của 6 thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng khu vực và quốc tế, bao gồm: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế quốc tế (IBEC) và mới đây nhất là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với tư cách thành viên sáng lập.
Tham gia vào các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, thông tin, lao động… tạo cơ hội cho Việt Nam tận dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa khi Việt Nam tham gia hiệu quả các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng như toàn cầu sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng ở các thể chế và thị trường tài chính của các nước thành viên với điều kiện thuận lợi, giá cả phù hợp để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.
Tham gia vào các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia tích cực hơn vào các quá trình hợp tác liên kết quốc tế, tham gia thiết lập trật tự kinh tế quốc tế công bằng hơn, hợp lý hơn, thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế.
Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thông qua các diễn đàn tài chính tiền tệ quốc tế.
Việc tham gia các tổ chức, định chế khu vực và thế giới sẽ giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách tài chính tiền tệ toàn cầu, có tiếng nói được tôn trọng hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức, định chế quốc tế, do đó có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế
Để tăng cường tham gia các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Đề án đưa ra 3 nhiệm vụ.
Nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế.
Trong đó, tham gia tích cực vào các hoạt động, xây dựng chính sách, sáng kiến, chương trình tăng vốn, cơ cấu lại và cải cách của các tổ chức này nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam tại các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế, tiến tới có được các vị trí chủ chốt như Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc điều hành phụ khuyết tại các tổ chức này.
Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế, đẩy mạnh tư vấn chính sách và tận dụng hợp tác kỹ thuật cho phát triển kinh tế.
Có kế hoạch và chiến lược tiếp cận với các nguồn vốn kém ưu đãi, thương mại và khai thác các sản phẩm khác phù hợp với vị thế của Việt Nam là nước có thu nhập trung bình; tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển.
Xây dựng và phát triển năng lực hội nhập
Nhiệm vụ tiếp theo là tiếp cận, tham gia có chọn lọc vào các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế và sáng kiến thiết lập khuôn khổ hợp tác tài chính mới.
Cụ thể, nghiên cứu, tiếp cận, đề xuất tham gia có chọn lọc vào các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ phát triển của khu vực và thế giới nhằm bổ sung nguồn tài chính, nguồn lực phát triển nhằm tăng cường năng lực thể chế và nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế khác, kể cả các sáng kiến, diễn đàn, hội nghị, nhóm công tác liên quan cũng như các hoạt động nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào việc xây dựng những thiết chế, khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực.
Nhiệm vụ khác là xây dựng và phát triển năng lực hội nhập. Cụ thể, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để áp dụng, triển khai và thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của Việt Nam tại các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế.
Bên cạnh đó, xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt, có khả năng tham gia, có đóng góp tích cực vào hoạt động của các thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng quốc tế nhằm tăng cường sự tham gia, tiếng nói và vị thế của Việt Nam; nghiên cứu cơ chế, chính sách liên quan để đề xuất lộ trình, mức độ tham gia của Việt Nam với vai trò nhà tài trợ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính
20:38' - 11/11/2016
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV: Thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm
11:25' - 09/11/2016
Với 86,64% đại biểu tán thành, sáng 9/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm (có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.