Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch
Khi tiêu dùng xanh đang dần trở thành xu thế trên thế giới, để bắt kịp và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đây cũng là trách nhiệm giảm phát thải để góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, thị trường bắt đầu có xu hướng không phải mua một sản phẩm nữa mà mua cách tạo ra sản phẩm đó. Nên điều quan trọng là chúng ta sản xuất sản phẩm có bảo đảm, có ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe cộng đồng, có vi phạm những quy định, những chuẩn mực của thế giới hay không? Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, đây là cơ hội để thay đổi, định vị lại ngành nông nghiệp Việt Nam trong tăng trưởng xanh toàn cầu. Tất cả các ngành hàng đều hướng đến thúc đẩy nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có thể thấy, bắt đầu từ ngành hàng chiến lược quốc gia, ngành nông nghiệp Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện một đề án được các tổ chức quốc tế đánh giá là đầu tiên trên thế giới, là hình mẫu tương lai để các nước học tập, lan tỏa một nền nông nghiệp xanh. Đó là Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Đề án tạo dựng hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo với mục tiêu kết hợp giữa sản lượng và nâng cao chất lượng. Trong quá trình triển khai đề án, sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ cac-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo... Các thí điểm thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Ngay từ vụ Đông Xuân 2023 - 2024, các địa phương đã nhiệt tình đăng ký tham gia đề án. Như tỉnh Kiên Giang, từ vụ này địa phương có 60.000 ha với hơn 100 hợp tác xã sản xuất đảm bảo đủ tiêu chí đề án và đến năm 2030 tỉnh sẽ có 200.000 ha. Hay tỉnh Hậu Giang cũng đăng ký tham gia 28.000 ha (năm 2024), 48.000 ha (năm 2025).Hậu Giang sẽ tiếp tục củng cố các hợp tác xã, các dự án như xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh; đề án Phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với kinh tế xanh, phát triển lúa phát thải thấp…
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với việc tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp 180.000 ha vào năm 2025 sẽ sớm về đích, mở đường cho giai đoạn tiếp theo.
Hay mô hình lúa-tôm, lúa-cá… đang được triển khai cũng là những mô hình điển hình về thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nâng cao giá trị cho sản xuất, mà còn giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.Không chỉ lúa gạo, với các cây trồng khác ngành nông nghiệp cũng đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu tư, nghiên cứu chọn tạo giống đến xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn.
Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu ngày càng tốt hơn, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay.
Trong chăn nuôi, phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán đang được ngành đẩy mạnh chuyển đổi sang chăn nuôi trang trại, hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ. Đặc biệt, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp theo hình thức kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mô khác nhau. Theo các chuyên gia, chăn nuôi phải gắn với trồng trọt và các ngành khác để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn đang được xem là công cụ, cách tiếp cận để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt là việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp - nguồn tài nguyên tái tạo để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, thân thiện môi trường đang được nhiều cơ sở, doanh nghiệp áp dụng hiệu quả. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đang đóng góp hơn 30% vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Với cách tiếp cận nông nghiệp tái tạo, phụ phẩm từ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản dần trở thành nguồn tài nguyên tái tạo. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Đề án "Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Theo đó, đến năm 2030, trong lĩnh vực trồng trọt sẽ có 60% phụ phẩm được xử lý, 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng. Trong chăn nuôi có 60% nông hộ và các trang trại xử lý chất thải; hoàn thiện và áp dụng các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái sử dụng các phụ phẩm của các mặt hàng nông sản chủ lực…
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữ vai trò rất quan trọng, giúp tăng hiệu quả và sự thành công của nền nông nghiệp. Có chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường từ rất sớm, ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Tổng giám đốc Dalat Hasfarm cho biết, từ năm 2015, đơn vị đã cho ra đời dòng sản phẩm Biopro; trong đó có nhiều loại nấm có lợi, thu thập, nuôi và thả lại môi trường nhiều loại thiện địch như nhện, ong, cánh cam và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững. Một trong những vấn đề được ông Bảo đưa ra là cơ quan chức năng cần sớm xây dựng tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thủ tục cấp phép cho các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học cần nhanh chóng, tránh rườm rà. Cùng với đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp trong mối liên kết phát triển thị trường sản phẩm xanh. Hiện, Việt Nam có trên 800 tên thuốc bảo thực vật sinh học. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, Bộ khuyến khích các doanh nghiệp cùng với các cơ quan chuyên môn cũng như các địa phương xây dựng các mô hình ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hiệu quả trên từng đối tượng cây trồng cụ thể, đặc biệt là những cây trồng chủ lực và đối với từng sinh vật gây hại.Mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt 30% trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và thuốc sinh học chiếm 20% trong tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Cùng với đó, lượng phân bón hữu cơ công nghiệp sử dụng chiếm tối thiểu 30% so với tổng lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ngành cũng xây dựng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả trên 9 nhóm cây trồng chủ lực quốc gia là: lúa, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, rau, sắn.
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 50% diện tích trồng trọt sử dụng phân bón hữu cơ. 100% nguồn nguyên liệu sẵn có từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, rác thải sinh hoạt,… được sử dụng làm phân bón hữu cơ trong cả quy mô nông hộ và sản xuất công nghiệp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, công nghệ sẽ theo xu thế khiến nền nông nghiệp truyền thống thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, thâm dụng vốn phải chuyển sang nền nông nghiệp thông dụng hàm lượng tri thức, thâm dụng về công nghệ. Không cào bằng để có một công nghệ cho tất cả. Công nghệ phải phủ được tất cả những tầng của nền kinh tế nông nghiệp. Tất cả những sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ phải đưa đến được người nông dân và đưa đến từng cấp độ của nông dân. Cùng với các cơ chế, chính sách, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, tìm ra phương pháp sản xuất thay thế phù hợp với người nông dân. Phải bắt đầu từ những người nông dân, các hợp tác xã, cộng đồng dân cư. Nếu thay đổi từ đây thì không chiến lược nào, kế hoạch nào có thể thành công.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn
19:06' - 20/04/2023
Ngày 20/4, tại Hà Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
Phân bón cho nông nghiệp xanh: Đâu là hướng đi đúng?
08:00' - 16/04/2023
Xung quanh việc sử dụng phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp sạch, phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn ông Phùng Hà, Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam về vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thúc đẩy hợp tác PPP để phát triển một nền nông nghiệp xanh
12:03' - 05/12/2022
Nền kinh tế toàn cầu mới đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất một cách có trách nhiệm, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.