Để Cần Thơ thật sự trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết 45-NQ/TW, đồng chí Trần Quốc Trung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo và đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đồng chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp và các sở ban ngành của thành phố Cần Thơ.
Hội thảo nhằm củng cố các cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn để hoàn thiện Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị khóa 9 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại hội thảo, đại diện các cơ quan Trung ương, các nhà khoa học, các chuyên gia đã cùng nhau phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế của thành phố Cần Thơ cũng như những kết quả mà thành phố Cần Thơ đã đạt được trong 15 năm qua đồng thời đề xuất các giải pháp, cơ chế các chính sách, nguồn lực nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn để giúp thành phố Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới đúng như tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị là thành phố trung tâm động lực của vùng Tây Nam bộ.Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, muốn phát triển thành phố Cần Thơ, cần phải gắn chặt với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phải có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh và phức tạp hơn so với dự kiến. Mặt khác, thành phố Cần Thơ còn có nguồn lực rất lớn về đất đai nông nghiệp và nguồn lực về con người nhưng chưa được khai thác hiệu quả mà địa phương cần phải lưu ý.
Thêm vào đó, mặc dù hiện nay giá trị của các lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ của thành phố Cần Thơ chiếm trên 92%, lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn khoảng hơn 7,7% nhưng giá trị gia tăng của công nghiệp, thương mại không cao, công nghiệp có quy mô còn nhỏ, năng suất không cao...
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của thành phố hiện tại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kết cấu giao thông còn yếu, các hạ tầng khác như hạ tầng về kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực mặc dù có bước phát triển lớn so với trước đây nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thành phố cần phải chọn riêng cho mình hướng phát triển cho phù hợp.
Cũng theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, hai yếu tố quan trọng đối với Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay là lựa chọn công nghiệp để phát triển phù hợp với lợi thế là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai là phát triển dịch vụ, nhưng là dịch vụ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo để làm sao Cần Thơ trở thành trung tâm cung cấp các giải pháp về khoa học, công nghệ trong tất cả lĩnh vực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả là nông nghiệp...
Theo đồng chí Trần Quốc Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, đến nay nhiều mục tiêu, định hướng lớn của Nghị quyết 45 đã được triển khai thực hiện đạt kết quả quan trọng. Kinh tế thành phố tăng trưởng khá, giai đoạn 2006-2019 đạt mức bình quân 7,23%/năm, cao hơn mức tăng trung bình cả nước. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 88,3 triệu đồng (năm 2019), tăng 7 lần so với năm 2005. Văn hóa xã hội đạt nhiều tiến bộ, từng bước khẳng định vai trò trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long ở một số lĩnh vực như: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học- công nghệ, an sinh xã hội được đảm bảo... Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị còn một số mặt chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng thấp, đang là điểm nghẽn trong liên kết, phát triển vùng, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp chưa theo hướng hiện đại... Vì vậy, Cần Thơ chưa thật sự là hạt nhân, là trung tâm, là động lực phát triển, có sức lan tỏa mạnh mẽ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. GSTS Võ Thanh Thu, Giảng viên Cao cấp Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, các cơ quan Trung ương cần xây dựng luật về đồng bằng sông Cửu Long, cần làm rõ các khái niệm thành phố trung tâm, thành phố hạt nhân, đầu tàu kinh tế,... đồng thời giải quyết vấn đề vùng kinh tế trọng điểm...Đối với lãnh đạo Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ cần có nghị quyết riêng về xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế- Kỹ thuật- Xã hội của vùng giai đoạn 2021-2035; Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thành phố đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về Cần Thơ...
Theo GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, đối với chính sách phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới, thành phố cần tìm các nhà đầu tư lớn, những doanh nghiệp có sức lan tỏa, thâm nhập sâu vào với thị trường trong nước và thế giới để ký các hợp đồng xuất khẩu nông sản, sau đó ký hợp đồng với nông dân.Trên cơ sở đó, thành phố sẽ quy hoạch các vùng trồng nông sản chính thức để cung cấp nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp. Các ngành khác như giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng ... tiếp tục tập trung giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện kết hợp với nông dân thực hiện chuỗi sản xuất hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn mới, tạo ra nguyên liệu sạch, ngon cung cấp cho doanh nghiệp.
Thành phố cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ vốn đầy đủ cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy, cải tiến kỹ thuật công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế để chế biến, xuất khẩu hàng hóa mang tính cạnh tranh với các nước.
Cũng theo GSTS Võ Tòng Xuân, việc phát triển nông nghiệp trong thời gian tới không để nông dân làm tự phát và xã hội phải giải cứu, mà cần tổ chức theo chuỗi để bền vững và nông dân không bị thua lỗ, doanh nghiệp luôn luôn sản xuất thắng lợi, cả doanh nghiệp và nông dân đều tăng lợi nhuận thì nguồn thu ngân sách nhà nước của địa phương cũng sẽ tăng lên.../.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Đời sống
Mô hình cây "ATM gạo" có mặt tại Cần Thơ
13:21' - 16/04/2020
Ngày 16/4, tại địa chỉ 335 Nguyễn Văn Linh, thành phố Cần Thơ, mô hình cây “ATM gạo” đã hoạt động nhằm đưa những hạt gạo nghĩa tình đến với những người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề xuất cho thông quan 26.000 tấn gạo đang nằm chờ tại cảng
17:17' - 15/04/2020
Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đề xuất việc ưu tiên mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu đang kẹt ngoài cảng cho 10 doanh nghiệp với số lượng 25.965 tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lý do không ghép cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án Trung Lương - Mỹ Thuận
20:17' - 07/04/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Văn bản 3085/BGTVT gửi Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận về việc triển khai dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.