Đế chế “zombie”: Có quá lớn để sụp đổ? (Phần 2)
Tại Trung Quốc, các quan chức chính phủ đã nhiều lần phá vỡ lời hứa tiêu diệt các doanh nghiệp làm ăn bết bát (công ty “zombie” hay công ty xác sống) trong các ngành sản xuất dư thừa và nợ lớn.
Trong lĩnh vực thép, một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, có năng lực hoạt động theo ước tính thực sự đã tăng lên vào năm 2016. Dù số doanh nghiệp phá sản đang gia tăng, nhưng số lượng những công ty ốm yếu vẫn còn rất lớn.
Ông Fan, một nhà kinh tế học tại Đại học Renmin, Bắc Kinh, gần đây ước tính rằng 10% các công ty niêm yết ở Trung Quốc đủ tiêu chuẩn để bị coi là một doanh nghiệp xác sống. Chưa dừng lại ở đó, bản thân ông Fan cũng cho rằng con số ông đưa ra là khiêm tốn so với thực tế vấn đề.Bằng cách lãng phí tiền cho các doanh nghiệp đang hấp hối và thêm vào những khoản nợ khó đòi trong nhóm doanh nghiệp này, Trung Quốc đang giữ lại công ăn việc làm bằng cách hy sinh sự tăng trưởng, việc làm và những đổi mới mà nền kinh tế sẽ cần trong tương lai.“Các doanh nghiệp “zombie” đang kéo lùi sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc. Sự tồn tại của chúng ngăn cản các nguồn lực tái phân bổ đến với các ngành công nghiệp hiệu quả cao hơn, tạo ra một sân chơi không đồng đều”, một chuyên gia của Đại học Renmin nhấn mạnh.Tại Trung Quốc, các quan chức cao cấp chính phủ đã không ít lần thất hứa về việc cho phép các công ty xác sống khổng lồ của mình phá sản dù hoạt động kém hiệu quả và nợ nần đang quá cao.
Mặc dù vậy, bắt đầu có dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang muốn cải cách lĩnh vực công đang cồng kềnh của chính mình.Tuy nhiên, theo một nguồn tin thân cận, dù cho Bắc Kinh coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, song những nỗ lực nhằm cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE) rất có thể sẽ chỉ gói gọn trong “túi tiền” tư.
Bắc Kinh muốn dựa vào những SOE giàu có như Bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc hay tập đoàn Citic Group Corporation để giúp đỡ những doanh nghiệp lớn nhất đang gặp khó khăn.
Đây là hình thức sở hữu chung, “tiêm” vốn tư nhân vào các doanh nghiệp nhà nước. Mô hình này đang được xem xét tại những doanh nghiệp như công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc, công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc, hay công ty cơ khí hạt nhân và xây dựng Trung Quốc.
Bắc Kinh đang kỳ vọng sẽ đẩy mạnh cải cách để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng và quản lý gánh nặng nợ công. Cách thức này cũng đã được phác thảo trong mục tiêu chính phủ năm 2015 của Bắc Kinh.
Cụ thể, công ty Bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc đã “đổ vào” Tập đoàn viễn thông thuộc sở hữu nhà nước China Unicom 12 tỷ USD vào tháng trước. Tuy nhiên, để cân bằng giữa “cơn khát” tiền mặt và nhu cầu kiểm soát, China Life chỉ được giữ 10,6% cổ phần và 3 trên 15 ghế trong hội đồng quản trị của China Unicom.Một luật sư tại Bắc Kinh làm việc với Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của nước này, đã nhận định rằng để cải cách SOE thực sự có hiệu quả thì quyền sở hữu của những công ty này cần được đa dạng hóa cả về nguồn vốn lẫn cách thức quản lý.
Tuy nhiên, điều này sẽ khó thực hiện được do hiện vẫn không có một cơ chế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các công ty nhà nước. Do đó, về cơ bản đây chỉ là việc sử dụng tiền mặt của một SOE để cố gắng khôi phục lại một SOE khác.Trong khi đó, những gì đang diễn ra ở châu Á có thể trở thành bài học đối với Mỹ. Trong nỗ lực nhằm khôi phục sản xuất trong nước, Tổng thống Donald Trump phải cẩn thận để những quyết sách của chính phủ không làm thay đổi quyết định thị trường.Việc áp đặt thuế cao để chống lại hàng hóa sản xuất ở nước ngoài và giữ công ăn việc làm ở lại nước Mỹ có thể tạo ra những doanh nghiệp xác sống - hoặc cái gì tương tự như thế - chỉ có thể tồn tại dưới sự bao bọc của chính phủ.
Bằng cách ngăn chặn công việc bị mất, ông Trump có thể mang lại việc làm cho một số người nhưng lại tạo gánh nặng lên vai người tiêu dùng bởi sản phẩm giá cao. Kéo theo đó, các cổ đông cũng chịu thiệt khi doanh thu của công ty giảm. Nó sẽ là một bộ phim kinh dị thực sự với các nền kinh tế, khi “zombie” sẽ luôn tạo ra nhiều “zombie” hơn.Xem thêm:
- Từ khóa :
- công ty zombie
- trung quốc
- doanh nghiệp nhà nước
- mỹ
- soe
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tăng hiệu quả từ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
14:05' - 26/07/2017
Nếu quá trình tái cơ cấu DNNN được đẩy mạnh, hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn sẽ được đổ vào nền kinh tế, nó sẽ tạo ra một động lực tăng trưởng mới, tốc độ tăng trưởng có thể vượt mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
17:34' - 30/05/2017
Chú trọng vấn đề cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc quyết tâm cải cách doanh nghiệp quốc doanh
19:57' - 24/12/2016
Trung Quốc cho biết sẽ thực thi những biện pháp mạnh mẽ về cải cách quyền sở hữu nhiều thành phần trong các ngành điện lực, dầu khí, đường sắt, hàng không dân dụng, viễn thông
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan mới của Mỹ khiến chuỗi cung ứng bất ổn
19:16' - 02/02/2025
Các mức thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lên Canada và Mexico đang gây ra xáo trộn trong chuỗi cung ứng hàng hoá, khiến các ngành công nghiệp phải chuẩn bị phương án tăng chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quan ngại về chính sách thuế quan mới của Mỹ
17:22' - 02/02/2025
Trong một phát biểu ngày 2/2, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của việc Mỹ đánh thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng với thuế quan mới, Trung Quốc kêu gọi Mỹ đối thoại thẳng thắn, tăng cường hợp tác
11:40' - 02/02/2025
Sau Mexico và Canada, Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố phản đối việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Canada thông báo mức thuế quan đáp trả Mỹ
10:09' - 02/02/2025
Canada sẽ áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa của Mỹ có giá trị lên tới 155 tỷ CAD (106,5 tỷ USD) để đáp trả mức thuế quan mới của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng cảnh báo tiếp tục tăng thuế nếu Mexico, Canada, Trung Quốc trả đũa
09:20' - 02/02/2025
Ngày 1/2, Cố vấn thương mại của Tổng thống Donald Trump Peter Navarro cho biết "nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng thuế" nếu Mexico, Canada hay Trung Quốc phản ứng chống lại các mức thuế mới được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:22' - 02/02/2025
Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra lệnh áp thuế hàng hóa của Canada, Mexico và Trung Quốc
08:19' - 02/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã ra lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm giám sát giao dịch tiền số
19:09' - 01/02/2025
Nhật Bản sẽ yêu cầu các sàn giao dịch trong nước tiết lộ thông tin khách hàng bắt đầu từ năm 2026 để chuẩn bị cho khuôn khổ mới và áp dụng các hình phạt đối với những sàn không tuân thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thu hàng tỷ USD từ than bùn và phục hồi rừng ngập mặn
17:29' - 01/02/2025
Indonesia đã phục hồi hơn 4,1 triệu ha đất than bùn. Nỗ lực này có khả năng giảm phát thải khoảng 302,9 triệu tấn CO2 mỗi năm.