Để doanh nghiệp khai thác được thị trường nội địa
Liên tục từ đầu năm đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 2 con số. Nhiều chuyên gia kỳ vọng mức tăng trưởng này sẽ giữ được từ nay đến cuối năm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9%/năm như mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành công thương.
Nhận định từ các chuyên gia, thời gian qua nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa, Chính phủ đã có nhiều chính sách và tạo điều kiện cho giao thương hàng hoá nội địa thông thoáng hơn, có điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, giảm giá sản phẩm để kích cầu tiêu dùng.Chẳng hạn, việc Quốc hội quyết định thuế giá trị gia tăng (VAT) được giảm từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, giúp hàng hoá trên thị trường giảm 1,7%. Giải pháp này ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp còn gián tiếp hỗ trợ người tiêu dùng và tác động giúp giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Công Thương còn hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hội chợ, quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm địa phương, vùng miền cũng như sản phẩm có thế mạnh nhưng gặp khó khăn trong xuất khẩu như dệt may, da giày. Đặc biệt, hoạt động liên kết từ vận chuyển đến logistics, kho bãi cũng được bố trí sắp xếp để giảm chi phí phân phối lưu thông. Chia sẻ về vấn đề này, bà Phạm Thị Thuỳ Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư - Tập đoàn Central Retail cho hay, Tập đoàn thông qua hệ thống phân phối trên 40 tỉnh thành cả nước như GO!, mini GO!, Big C, Top Market đã thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như chương trình chính sách giá và khuyến mại. Cùng đó, hệ thống luôn áp dụng giá tốt nhất cho khách hàng trên hệ thống phân phối ở 40 tỉnh, thành cả nước. Ngoài việc luôn có những chương trình khuyến mại đặc biệt cho 1.000 thực phẩm thiết yếu phục vụ bữa cơm hàng ngày, Tập đoàn Central Retail còn thực hiện chính sách thu mua hết nông sản cho bà con nông dân địa phương. Theo bà Phạm Thị Thuỳ Linh, tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Central Retail đã hoàn thành chương trình khuyến mại nông sản; tháng 5 là ngày hội khuyến mại ngành thời trang và làm đẹp, hàng điện tử… Dựkiến, tháng 11 tới đây, sự kiện Hà Nội đêm không ngủ sẽ được Tập đoàn tổ chức với việc giảm giá, kích thích tiêu dùng cho nhiều sản phẩm, hàng hoá. Tương tự, tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộc Saigon Co.op, nhằm kích cầu mua sắm trong mùa tựu trường sắp tới, hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) gồm Co.opmart, Co.opXtra… cũng sẽ thực hiện giảm giá từ 20% - 30% cho sản phẩm dụng cụ học tập, quần áo, cặp sách… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kể từ sau đại dịch COVID-19, khó khăn vẫn luôn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường trong nước. Cụ thể như việc thiếu vốn để hiện đại hóa thị trường bán lẻ, logistics cho nội địa, khó khăn trong xây chuỗi kết nối từ sản xuất đến tiêu dùng. Bởi các chuỗi này cần có sự phù hợp riêng với từng đối tượng. Hơn nữa, thị trường trong nước gặp khó khăn do thu nhập của người dân bị tác động, nhất là người lao động khu vực nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đang gặp khó khăn do đơn hàng suy giảm. Các chuyên gia cũng chỉ ra một nút thắt nữa là làm sao để doanh nghiệp “về nhà” khi đã quen với xuất khẩu. Bởi đây là hai lĩnh vực tương đối khác nhau, nhất là có những doanh nghiệp trước nay chỉ tập trung gia công hàng hoá. Là một trong những ngành hàng có thế mạnh về xuất khẩu, thời gian qua nhiều doanh nghiệp thủy sản coi thị trường nội địa là mảng quan trọng và mang lại doanh thu tích cực cho doanh nghiệp. Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho hay, các mặt hàng chủ yếu đưa vào nội địa hiện nay là hàng giá trị gia tăng phù hợp với đặc thù của người dân Việt Nam, nhất là miền Bắc nhưng nhiều mặt hàng đông lạnh khó tiếp cận được thị trường. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp thấy rằng sau nhiều năm, xuất khẩu vẫn thuận tiện hơn, dễ thâm nhập hơn so với nội địa. Đó là điều cần nhìn lại để tìm giải pháp giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh tốt hơn thị trường nội địa, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn. Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đánh giá cao Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa như Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, khuyến mãi tập trung quốc gia… Tuy nhiên, việc truyền thông còn chưa sâu và chưa đủ mạnh để doanh nghiệp biết đến nhiều hơn chương trình của Bộ.Vì vậy, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mong muốn những chương trình kết nối cụ thể hơn với doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để mở rộng thị trường trong nước cho doanh nghiệp thủy sản tháo gỡ khó khăn khi tiếp cận thị trường bán lẻ, xu hướng tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Để thị trường nội địa tăng trưởng bền vững, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, sự vào cuộc của chính quyền địa phương cũng như chính sách của nhà nước thời gian qua đã hỗ trợ cho hoạt động của địa phương, doanh nghiệp. Thế nhưng, vẫn cần đưa ra kế sách giúp giảm chi phí kinh doanh cũng như chi phí quầy kệ của doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt lưu ý tới kết nối giao thương giữa các đơn vị để giảm thiểu thời gian chuyển hóa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Cùng đó, các tổ chức truyền thông cần có giải pháp động viên người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, qua đó tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước, theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thị trường, đa dạng hoá sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Từ đó việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới đơn giản. Mặt khác, tạo sự liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp để có được chi phí hợp lý nhất ở các công đoạn nhằm giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng Việt nhanh và hiệu quả. Đại diện Bộ Công Thương cho hay, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ làm việc với các nhà phân phối lớn nhất tại Việt Nam để kết nối hàng hoá của các địa phương, tạo đầu ra ổn định. Hơn nữa, ngoài việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương đang triển khai 9 chương trình, đề án để kết nối hàng hóa vào kênh phân phối như hàng hóa của bà con dân tộc, hàng Việt Nam, hàng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), hàng hóa biên giới hải đảo, hàng hóa trong chương trình đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, hàng hóa an toàn thực phẩm… vào hệ thống phân phối. Không những thế, Bộ Công Thương còn có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng quan trọng sẽ triển khai từ nay đến cuối năm; trong đó, đặc biệt quan tâm đến chương trình chuyển đổi số quốc gia, khuyến mại quốc gia, bình ổn thị trường… để đưa hàng hóa tiêu thụ tại các địa phương. Hiện tại, gần 50 tỉnh, thành có chương trình bình ổn thị trường và đến tháng 10 sẽ tăng thu mua để phục vụ Tết. Đây là giai đoạn bùng nổ của thị trường nội địa. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là đòn bẩy hữu hiệu giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khôi phục tăng trưởng kinh tế./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước trong kích cầu thị trường nội địa
13:32' - 01/05/2023
Các hoạt động được triển khai đồng bộ, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam.
-
DN cần biết
Giải pháp nào khai thác hiệu quả thị trường nội địa?
16:33' - 08/03/2023
Nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8-9%, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường hàng hoá 26 Tết: Nguồn cung đa dạng, giá cả hấp dẫn
16:09'
Theo thông tin mới nhất, ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp) Tết Ất Tỵ, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra sôi động từ cuối tuần trước do nhu cầu tăng trong dịp lễ ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).
-
Thị trường
Sản phẩm chủ đề Rắn hút khách tại Trung Quốc dịp cận Tết Nguyên đán
15:00'
Càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường mua sắm tại Trung Quốc càng sôi động với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mang biểu tượng con giáp Rắn.
-
Thị trường
Thị trường Tp Hồ Chí Minh nhộn nhịp ngày đầu kỳ nghỉ Tết
14:38'
Ngày 25/1 (ngày 26 tháng Chạp âm lịch), ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, không khí bán buôn diễn ra nhộn nhịp ở hầu hết điểm bán ở kênh truyền thống lẫn hiện đại.
-
Thị trường
Sức mua tăng, giá hàng hóa tăng nhẹ
11:43'
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã bắt đầu bước vào ngày đầu tiên cũng là thời điểm người dân có thêm nhiều thời gian mua sắm hàng hoá cho gia đình.
-
Thị trường
Thị trường khí đốt toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025
09:38'
Trong Báo cáo Thị trường Khí đốt Toàn cầu mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu sẽ thắt chặt trong năm 2025, với nhu cầu vượt xa tăng trưởng nguồn cung.
-
Thị trường
Ấn Độ có thể cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong năm 2025
08:20'
Theo các nguồn tin từ chính phủ và ngành đường, Ấn Độ dự kiến cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại.
-
Thị trường
Giá dưa hấu Tết tăng
10:46' - 24/01/2025
Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán.
-
Thị trường
Diễn biến mới của thị trường lao động ở "xứ sương mù"
10:15' - 24/01/2025
Chính phủ Vương quốc Anh đang chịu áp lực trong việc giới hạn số lượng thị thực du học được chuyển sang thị thực lao động sau khi số liệu mới được công bố cho thấy thị thực du học đang bị lợi dụng.
-
Thị trường
Giá xăng tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 17 tháng
15:53' - 23/01/2025
Giá bán lẻ trung bình của xăng thường tại Nhật Bản đã vượt quá 185 yen (1,18 USD)/lít lần đầu tiên sau 17 tháng, phản ánh việc chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn xăng dầu.