Để đứng vững trong môi trường bất ổn địa chính trị - Bài 3: Hậu quả kinh tế của xung đột Israel-Hamas
Trong khi xung đột khốc liệt giữa Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza, Palestine thu hút mọi sự chú ý với số người thương vong tăng lên hàng ngày, giới quan sát cũng bắt đầu nói về những thiệt hại về kinh tế do xung đột gây ra, không chỉ với các bên liên quan trực tiếp mà cả nền kinh tế toàn cầu.
Xung đột ảnh hưởng trước hết tới nền kinh tế Israel, vốn chưa thoát ra khỏi các vấn đề về lạm phát và đầu tư suy giảm do cuộc khủng hoảng cải cách tư pháp gây ra.Đồng nội tệ mất giá, thị trường chứng khoán Tel Aviv chao đảo. Bộ trưởng Tài chính Israel, Bezalel Smotrich ngày 25/10 ước tính xung đột khiến nền kinh tế này tổn thất khoảng 245 triệu USD mỗi ngày, chưa kể đến các thiệt hại gián tiếp. Ông Smotrich khẳng định ngân sách quốc gia năm 2023-2024 cần điều chỉnh do những chi phí phát sinh từ xung đột.
Trước đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P đã hạ dự báo triển vọng kinh tế của Israel từ mức “ổn định” xuống “tiêu cực”, do nguy cơ cuộc xung đột giữa Israel và Hamas “có thể lan rộng hơn hoặc ảnh hưởng tới các chỉ số tín nhiệm của Israel mạnh hơn dự báo”. Các tổ chức khác như Moody’s và Fitch cũng đang xem xét lại đánh giá về triển vọng của nền kinh tế Israel sau khi xuất hiện yếu tố xung đột. Giáo sư kinh tế Eran Yashiv tại Đại học Tel Aviv nhận định: “Tác động kinh tế của xung đột phụ thuộc vào thời gian kéo dài và mức độ khốc liệt. Đầu tiên và trên hết đó là những tổn thất về con người. Tiếp đến là các chi phí do tăng trưởng GDP suy giảm, bao gồm suy giảm của hoạt động đầu tư, vốn đầu tư; và sự gia tăng về chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng, trợ cấp việc làm, trợ cấp cho các nạn nhân của cuộc xung đột”.Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức chỉ được mở cửa cho nhân viên nếu đảm bảo thời gian trú tránh bom đạn trong phạm vi cho phép, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Giáo sư Yashiv nhấn mạnh: “Người lao động bị gián đoạn việc làm, hệ thống trường học bị đảo lộn nằm trong số những thiệt hại lớn nhất” do hậu quả của xung đột gây ra. Bên cạnh đó đã xuất hiện những cảnh báo trên thị trường lao động do mâu thuẫn xã hội giữa các cộng đồng Do Thái và Arab, khiến doanh nghiệp của cộng đồng này không muốn thuê lao động của cộng đồng kia.
Chuyên gia Elizabeth Yakimova tại Viện nghiên cứu Israel và Do Thái so sánh tác động về mặt kinh tế của xung đột lần này sẽ giống như thời gian xảy ra làn sóng Intifada đầu thập niên 2000, “khi các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bao gồm du lịch giảm mạnh, đầu tư nước ngoài suy yếu và nguồn lao động bỏ ra nước ngoài”.
Lo ngại nguy cơ an ninh, hiện tất cả các tour du lịch từ nước ngoài vào Israel đều đã bị hủy. Trừ hãng hàng không nội địa, hầu hết các hãng hàng không nước ngoài đều đã dừng bay tới Israel.
Xung đột tại Dải Gaza cũng đe dọa tác động tới các nền kinh tế khu vực Trung Đông và trên thế giới. Tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tổ chức tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia ngày 25/10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng xung đột giữa Israel và Hamas ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia láng giềng như Ai Cập, Liban và Jordan.Ngoài tổn thất về sinh mạng, xung đột còn tàn phá các cơ sở hạ tầng và cản trở các hoạt động kinh tế, nhất là đúng thời điểm có nhiều vấn đề về tốc độ tăng trường giảm sút, lãi suất cao và hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn chưa chưa xử lý xong. Bên cạnh đó, các nền kinh tế khu vực phụ thuộc nhiều vào du lịch, ngành nghề bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất mỗi khi xảy ra xung đột.
Cũng tại hội nghị nói trên, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga cảnh báo “tác động (của xung đột giữa Israel và Hamas) đối với tăng trưởng kinh tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn” xét những vấn đề sẵn có về địa chính trị và kinh tế mà thế giới đang phải đối mặt. Nhận định về tác động của xung đột tại Dải Gaza đối với nền kinh tế thế giới, Giáo sư Yashiv nhấn mạnh “tác động chủ yếu là giá dầu thô tăng lên do hậu quả của xung đột”.Theo giới phân tích, tất cả các kịch bản mà cuộc xung đột có thể xảy ra đều có thể đẩy giá dầu thô tăng kỷ lục, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Tính toán của Bloomberg cho rằng trong trường hợp xấu nhất, khi xung đột lan sang các quốc gia khác trong khu vực, giá dầu thế giới có thể tăng lên mức 150 USD/thùng, kéo theo lạm phát tăng mạnh và "dìm" tăng trưởng toàn cầu xuống còn 1,7% cho năm 2024./.
Để đứng vững trong môi trường bất ổn địa chính trị - Bài cuối: Sức bền mạnh mẽ tạo đà vươn xa- Từ khóa :
- Xung đột hamas israel
- kinh tế thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Để đứng vững trong môi trường bất ổn địa chính trị - Bài 1: Kinh tế thế giới trong vòng xoáy xung đột
13:59' - 05/11/2023
Khi “vòng xoáy” bất ổn địa chính trị có nguy cơ lan rộng, các định chế toàn cầu và các chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế thế giớ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga có thể đạt tăng trưởng kinh tế 2,8%
11:39' - 05/11/2023
Trong năm nay, nền kinh tế Nga có thể đạt mức tăng trưởng 2,8% sau khi suy giảm khoảng 2% vào năm ngoái. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính LB Nga Anton Siluanov, đưa ra ngày 4/11.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế thế giới trước nguy cơ "khủng hoảng" mới vì xung đột tại Trung Đông
06:47' - 04/11/2023
Tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp cho rằng Trung Đông là nơi tập trung 40% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu, do đó nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn bộ khu vực sẽ mang lại nhiều rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.