Ngành lúa gạo Việt Nam tuân thủ luật chơi
Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sự an toàn của hệ sinh thái, nên ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng phải tuân theo luật chơi chung, hài hòa với thiên nhiên.
Dùng "giảm" để "tăng"
Kể từ vụ lúa Hè Thu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thí điểm 7 mô hình theo đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" (tên đầy đủ Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030) nhằm hướng đến sản xuất Net Zero như đã cam kết với Liên Hợp Quốc tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Qua những ngày khảo sát hàng loạt các mô hình sản xuất của nông dân, phóng viên nhìn thấy được nét hân hoan của các nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Hợp tác xã Khiết Tâm, Cần Thơ cho biết, Hợp tác xã Khiết Tâm tiên phong trong sản xuất lúa giảm phát thải theo đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" từ Hè Thu 2024, với diện tích 30 ha. Các thành viên sẵn sàng áp dụng các giải pháp giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới,…
Cụ thể, khi tham gia mô hình này, lượng giống gieo sạ của thành viên đã giảm từ 150-180 kg/ha xuống còn 80 kg/ha, giảm từ 10 - 15% lượng phân bón hóa học và khoảng 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, quy trình góp phần thay đổi nhận thức của bà con nông dân trong việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Thay vì đốt rơm trên ruộng, bà con cuộn rơm đưa ra khỏi đồng, bán với giá 400.000 đồng/ha, vừa giúp cây lúa giảm ngộ độc hữu cơ, vừa tăng thêm thu nhập hoặc tái sử dụng rơm để ủ làm phân bón, trồng nấm. Từ đó, việc canh tác theo quy trình giảm phát thải giúp xã viên Hợp tác xã Khiết Tâm tăng lợi nhuận từ 15 - 20% so với canh tác truyền thống.
Tính đến nay, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã mạnh dạn tham gia vào đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" an toàn cho người sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính và môi trường; trong đó, thành phố Cần Thơ 50.000 ha, Kiên Giang 100.000 ha, An Giang hơn 8.500/20.000 ha tham gia đề án, Trà Vinh gần 9.000 ha, Sóc Trăng hơn 33.000 ha.
Ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vọng Đông chia sẻ, với lối canh tác lúa truyền thống trong hơn 30 năm qua, đất ruộng đã trở nên suy thoái nghiêm trọng, làm cho năng suất lúa giảm dần. Hơn 10 năm trước, Hợp tác xã Vọng Đông đã có thể thu hoạch 13-15 tấn/ha vụ Đông Xuân, nhưng sau đó giảm dần dù có tăng lượng giống, phân bón. Nhưng hiện nay, bằng cách thức sản xuất "1 phải, 5 giảm" của đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", nông dân lấy lại năng suất như mong muốn 10 tấn/ha. Không những vậy, chi phí sản xuất cũng giảm rất nhiều so với trước đây, như từ 120-150 kg giống/ha giảm còn 70 - 80 kg giống/ha, lượng phân hoá học giảm gần 50%, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm gần 50%, lượng nước tưới ướt khô xen kẽ cũng giảm một nửa. Do đó, lợi nhuận của nông dân tăng lên, trong trường hợp giá lúa giảm như hiện nay thì cũng vẫn có lời ít, chứ không lỗ.
Chung tay vì môi trường sống
Trước sự hưởng ứng của nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham gia vào đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", cho thấy hiện nay ý thức của nông dân đã có sự thay đổi lớn. Trước nhất, đây là sự thay đổi mang lại lợi nhuận cao hơn khi ra cạnh tranh với ngành hàng lúa gạo thế giới, tiếp theo là sự thay đổi để bảo vệ môi trường sống của người sản xuất nói riêng, môi trường nói chung.
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Cần Thơ, ngành lúa gạo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Dù qua nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những thay đổi rõ rệt, năng suất 3 vụ đạt 19 tấn/năm. Việt Nam cũng đã có nhiều giống lúa cung ứng cho nhiều phân khúc thị trường. Trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên, cơ giới hoá đồng bộ.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực vào chuỗi ngành hàng lúa gạo, tạo nên động lực lớn để lúa gạo Việt Nam phát triển. Có thể nói, đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" đã tạo nên sự thay đổi lớn cho ngành hàng lúa gạo Cần Thơ. Khi thu hoạch vụ lúa đầu tiên của đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", thành phố Cần Thơ cũng đã khen thưởng 38 hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tham gia quy trình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính với tổng số tiền thưởng trên 20 triệu đồng. Đây chính là sự khích lệ cho người dân cùng chung tay thay đổi phương thức sản xuất vì môi trường sống.
Tại An Giang, Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang chia sẻ, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục tập trung tổ chức lại sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Cụ thể, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa thông qua xây dựng mô hình trình canh tác bền vững tập trung vào nhóm lúa chất lượng cao với quy mô diện tích lớn, cơ giới hoá đồng bộ giúp cải thiện chất lượng và giảm chi phí sản xuất, tăng cạnh tranh.
Đồng thời, áp dụng mô hình sản xuất lúa "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", SRP, VietGAP và đặc biệt thực hiện sản xuất lúa theo quyết định 145/QĐ-TT-CLT, ngày 27/03/2024 của Cục Trồng trọt về "Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long" nhằm hạn chế chi phí, nâng cao chất lượng và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Ngành nông nghiệp An Giang cũng nâng cao năng lực cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về ứng dụng công nghệ trong việc số hoá, truy xuất nguồn gốc, dữ liệu hoá vùng trồng, dự tính dự báo các thông tin thị trường để kịp thời lên kế hoạch sản xuất.
Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang chia sẻ, để có thể phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo của Kiên Giang trong tương lai, trước hết tỉnh đẩy mạnh triển khai đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, với 3 hợp phần gồm hỗ trợ hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và quản lý dự án.
Tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tính toán lại mùa vụ sản xuất các vụ lúa trong năm hợp lý hơn theo hướng dịch chuyển thời gian của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để hạn chế tình trạng trùng đồng trong giai đoạn thu hoạch lúa, giảm áp lực tiêu thụ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tính toán, bố trí xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lúa gạo tại các vùng nguyên liệu để giảm chi phí logistics và tăng hiệu quả liên kết tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang làm cầu nối để doanh nghiệp đặt hàng với tổ chức nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ, với sản lượng cụ thể theo từng mùa vụ sản xuất. Doanh nghiệp cần minh bạch trong chia sẻ lợi nhuận với người trồng lúa cũng như chia sẻ những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động về giá của thị trường. Đồng thời, chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, giảm chi phí đầu vào, sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh Kiên Giang.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thăng trầm ngành lúa gạo
09:25' - 26/03/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đã tạo nên lịch sử xuyên suốt trăm năm. Để gạo Việt Nam vươn ra thế giới rất cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất, nắm bắt thị trường, nâng sức cạnh tranh.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt qua Ấn Độ, bám sát Thái Lan
18:26' - 25/03/2025
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng ch.
-
Hàng hoá
Giá gạo lập đỉnh mới dù Nhật Bản quyết định mở kho dự trữ
07:20' - 25/03/2025
Giá gạo tại Nhật Bản tiếp tục tăng lên mức cao mới là 4.172 yen (28 USD)/5kg trong bối cảnh lô gạo đầu tiên từ kho dự trữ sắp được lên kệ.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
16:33' - 23/03/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm
18:04' - 10/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tuần này do nhu cầu giảm và đồng rupee mất giá.
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD
13:03' - 10/05/2025
Ngành hàng này đã mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân và là một trong những ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37' - 09/05/2025
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43' - 09/05/2025
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
07:38' - 09/05/2025
Giá dầu thế giới tăng mạnh khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 8/5, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước tiến mới trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.