Gạo Việt Nam muốn vươn xa cần thay đổi để thích ứng
Sản xuất lúa gạo vốn là kỹ năng ngấm vào người từ lâu đời của nông dân Việt Nam. Thế nhưng, khoa học kỹ thuật dần phát triển, làm đòn bẩy cho con người và xã hội ngày càng tiến bộ hơn, nên nông dân Việt Nam cũng tiếp bước học hỏi để trở thành người nông dân tri thức, vận dụng tốt các điều kiện khoa học, nâng cao năng lực sản xuất thay vì chỉ dựa vào kinh nghiệm như thời gian qua.
Nâng cao năng lực của nông dân
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan từng nhận định, giá trị của một nông sản cụ thể là tầng thấp nhất trong chuỗi giá trị, đời sống bà con nông dân được nâng cao mới là nền tảng phát triển của ngành nông nghiệp. Khi đó, người nông dân sẽ là chỗ dựa vững chắc của toàn ngành nông nghiệp. Ngay từ lúc bắt đầu vị trí đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Lê Minh Hoan đã có mong muốn sẽ thay đổi nông dân Việt Nam nói chung, nông dân ngành hàng lúa gạo nói riêng để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.
Có thể nói, trong mấy mươi năm qua, nông dân sản xuất lúa gạo cũng đã có nhiều thay đổi, từ cày bừa, cấy lúa, thu hoạch thủ công, đã dần áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất lẫn thu hoạch. Cho đến nay, đã có nhiều hợp tác xã sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa gạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hành lúa gạo Việt Nam. Theo ông Lâm Phương Tùng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phước An, Sóc Trăng, Hợp tác xã Phước An đã tăng cường khuyến khích nông dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm giá thành, cải thiện lợi nhuận.
Theo đó, thành viên được tập huấn các kỹ thuật mới, sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, sử dụng thiết bị gieo sạ cụm, sử dụng thiết bị bay để phun xịt thuốc, phân, giúp giảm 2 - 3 lần phun/vụ, lắp đặt hệ thống giám sát sâu rầy thông qua bẫy đèn điện tử. Việc sử dụng hệ thống giám sát sâu rầy bằng bẫy đèn điện tử không chỉ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý dịch hại, theo dõi tình hình rầy nâu di trú để dự báo thời gian rầy di trú cao điểm làm cơ sở khuyến cáo lịch xuống giống né rầy, giúp quản lý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hiệu quả. Mới đây, Hợp tác xã đã triển khai việc quét mã QR trên diện tích cánh đồng thông minh để thuận tiện trong quản lý, giúp thương lái cũng như người dân có thể chủ động nắm được thông tin về diện tích, giống lúa, lượng phân bón... Qua đó, từng bước ứng dụng công nghệ trong ghi chép nhật ký đồng ruộng.
Để có thể trở thành nông dân tri thức, phải có sự đồng hành, chung tay của các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo. Ông Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền chia sẻ, thời gian qua phân bón Bình Điền đã đồng hành cùng nông dân cải tiến kỹ thuật sản xuất lúa gạo, như cung cấp các giải pháp kỹ thuật "cứng" bắt buộc như: giảm giống, giảm phân đạm và bón phân cân đối hợp lý, quản lý dịch hại theo IPM (40 ngày sau sạ không được phun thuốc trừ sâu rầy, quản lý nước theo ướt khô xen kẽ để phù hợp và hiệu quả hơn với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ).
Đồng thời, Bình Điền cũng đã tập huấn lý thuyết với hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng để nông dân dễ tiếp cận hơn; hướng dẫn nông dân tự đo đếm các chỉ tiêu đồng ruộng và báo cáo kết quả mô hình vào cuối vụ, hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, tổ chức hội thi cuối vụ để đánh giá kiến thức đã chuyển giao; tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước cho nông dân và cán bộ kỹ thuật để cập nhật mô hình canh tác hiệu quả.
Cho đến nay, các hợp tác xã, nông dân trong chuỗi liên kết với Bình Điền đã tự ứng dụng máy sạ hàng, máy sạ cụm để giảm giống, cung cấp giống lúa cấp xác nhận cho nông dân, đầu tư lắp đặt trạm quan trắc nước mặn tự động, trạm giám sát sâu rầy tự động, bút đo độ mặn, bút và dụng cụ đo pH ruộng lúa, trạm kiểm soát ngập khô xen kẽ tự động, trạm bơm nước thông minh… Đây là sự chuyển biến lớn của nông dân trong quá trình nâng cấp trình độ sản xuất của bản thân.
Đi cùng nhau để bền vững
Bài toán để ngành hàng lúa gạo Việt Nam bền vững vẫn luôn được Chính phủ quan tâm trong nhiều năm qua. Với vai trò là ngành hàng chủ chốt, liên quan đến an ninh lương thực trong nước và đóng góp một phần vào an ninh lương thực thế giới, người sản xuất lúa gạo trở thành đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất để duy trì ngành hàng bền vững.
Trải qua nhiều biến động thăng trầm, mỗi lần thị trường thế giới biến động lại tác động mạnh đến lúa gạo. Kể từ khi Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, ra đời từ 15 năm trước, đến Nghị định 107/2018/NĐ-CP, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP, và hiện nay là Nghị định 01/2025/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đều vì một mục tiêu phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững, trong đó vai trò nông dân vẫn luôn giữ vững, vẫn chú trọng đảm bảo lợi nhuận để duy trì sản xuất và sinh sống.
Dù biến động ngắn hạn hay dài hạn, nông dân và doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo vẫn phải luôn sát cánh bên nhau mới có thể duy trì sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An nhấn mạnh, nông dân muốn trụ vững thì doanh nghiệp cũng phải trụ được, đây là mối liên kết không thể tách rời, trong đó phải kể đến vai trò các đơn vị thu mua lúa (hàng xáo, thương lái) khi vào vụ thu hoạch rộ. Chính vì vậy, lời giải cho cả bài toán này là làm sao để 2 lực lượng này cùng phát triển.
Cho đến thời điểm này, Chính phủ phê duyệt đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" là một giải pháp đúng đắn xuyên suốt cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới. Đề án này đã triệt tiêu gần hết những tiêu cực tồn tại mười mấy năm qua của ngành hàng lúa gạo. Với đề án này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã vào cuộc đồng hành cùng chuỗi lúa gạo, giúp giải quyết được khó khăn trước mắt về thu mua lúa gạo. Việc còn lại chờ quyết định nới rộng hạn ngạch cho doanh nghiệp vay vốn để thu mua lúa trong dân vào vụ thu hoạch rộ, chờ giá lên để bán ra, mới đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp xoay vòng vốn.
Ngành hàng lúa gạo vốn là ngành hàng chủ chốt của ngành nông nghiệp, liên quan đến an ninh lương thực. Vì vậy, trong chuỗi biến động này, Chính phủ cũng đã vào cuộc để giải quyết cái khó trước mắt, cũng như giải pháp lâu dài để nông dân yên tâm sản xuất.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký công điện gửi các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Ngoại giao, Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, với yêu cầu cụ thể như: Ngân hàng Nhà nước mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp có năng lực, có hệ thống kho chứa để mua gạo tạm trữ trong giai đoạn thị trường có biến động và giá mua thấp, các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua và xuất khẩu lúa gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ nông dân tái vụ; đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cấp tín dụng, bao gồm các điều kiện về hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng thu mua lúa, tài sản bảo đảm...
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hoàn thuế, tăng cường kiểm tra hoạt động xuất khẩu gạo tạo sự minh bạch và công bằng cho thị trường. Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh các địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện việc thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo góp phần làm lành mạnh thị trường, đặc biệt là khả năng dự trữ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn, thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa với các phân khúc sản phẩm của Việt Nam, như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
Công điện của Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh nhân rộng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải để giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán cho nông dân, nghiên cứu giống lúa có chất lượng và giá trị cao, các giống lúa đặc sản; ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu và nhân giống, phát triển các giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Với sự chung tay của toàn hệ thống chính trị này, người sản xuất lúa nói riêng, ngành hàng lúa gạo nói chung có thêm nhiều cơ hội để vươn mình trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên sản xuất và tiêu thụ vì môi trường sống của con người.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành lúa gạo Việt Nam tuân thủ luật chơi
09:27' - 26/03/2025
Cho đến thời điểm này, câu chuyện sản xuất và tiêu thụ lúa gạo luôn song hành giữa an ninh lương thực và an toàn môi trường.
-
Hàng hoá
Thăng trầm ngành lúa gạo
09:25' - 26/03/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đã tạo nên lịch sử xuyên suốt trăm năm. Để gạo Việt Nam vươn ra thế giới rất cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất, nắm bắt thị trường, nâng sức cạnh tranh.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt qua Ấn Độ, bám sát Thái Lan
18:26' - 25/03/2025
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng ch.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm
18:04' - 10/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tuần này do nhu cầu giảm và đồng rupee mất giá.
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD
13:03' - 10/05/2025
Ngành hàng này đã mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân và là một trong những ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37' - 09/05/2025
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43' - 09/05/2025
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
07:38' - 09/05/2025
Giá dầu thế giới tăng mạnh khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 8/5, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước tiến mới trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.