Thăng trầm ngành lúa gạo
Ngành lúa gạo Việt Nam đã tạo nên lịch sử xuyên suốt trăm năm. Là một ngành hàng có thể xuất khẩu từ những năm đầu thế kỷ XX, bước qua giai đoạn "trầm" của nạn đói 1945 và có thể trở lại thời hoàng kim về xuất khẩu gạo như hiện nay, chính là một nỗ lực lớn của người trồng lúa, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp ngành lúa gạo. Mặc dù vậy, để gạo Việt Nam phát triển bền vững, tiếp tục vươn ra thế giới thì rất cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường, nâng sức cạnh tranh của ngành gạo.
Bài 1: Thăng trầm ngành lúa gạo
Ngược dòng lịch sử, trở về những năm đầu thế kỷ XX, GS. TS Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam chia sẻ, Việt Nam đã đặt dấu mốc xuất khẩu gạo lần đầu tiên ra thế giới với sản lượng 1 triệu tấn vào năm 1910. Sau đó sản lượng xuất khẩu tăng dần đến năm 1939 đạt đỉnh là 2 triệu tấn/năm. Từ đó về sau đến năm 1988, là nốt trầm của toàn ngành gạo, mà dấu ấn không thể quên chính là nạn đói năm 1945. Ông Bùi Chí Bửu tâm tư, phải nhìn nhận rằng, con đường lúa gạo Việt Nam vốn không bằng phẳng, mà nó trải qua nhiều đau thương, nỗ lực mới có được một tương lai tươi sáng như ngày hôm nay.
Trải qua giai đoạn khó khăn, ngành lúa gạo Việt Nam mới có thể dần lấy lại vị thế. Ông Bùi Chí Bửu chia sẻ, ngành lúa gạo Việt Nam đã gây kinh ngạc cho các quốc gia khác. Thập niên 1980, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt sản lượng lúa 5 - 6 triệu tấn/năm, nhưng giai đoạn 2005 - 2006 vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn và đến nay đạt 24 - 25 triệu tấn/năm.
Bằng nhiều nỗ lực, cùng với sự ra đời của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1977, Viện lúa đã thực hiện chiến lược là trồng lúa trước lũ và sau lũ.
Cũng trong thời gian này, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã lai tạo được giống lúa mới dựa trên nền tảng lúa mùa trong nước với giống lúa viện trợ từ Viện Lúa quốc tế IRRI, giống Ấn Độ, thành giống đột biến 90 ngày, khoảng 200 tổ hợp lai mỗi năm, đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1985, với các giống OM269 duyên hải Nam Trung bộ, OM1490, OM4900, OM2517, AS996 tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ đó mà Việt Nam đã xuất khẩu gạo trở lại vào năm 1989, GS. TS Bùi Chí Bửu chia sẻ.
Thế nhưng, hiện nay, ngành gạo Việt Nam đang rơi vào gọng kìm giá lúa giảm, giá gạo thế giới cũng giảm, gây bất lợi cho người trồng lúa và cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Các chuyên gia đánh giá, ngành lúa gạo Việt Nam không đứng ngoài ngành hàng lương thực toàn cầu. Có thể năm 2024 là một năm hoàng kim của lúa gạo Việt Nam, bởi Việt Nam bán ra trong khi thị trường lúa gạo thế giới lại đang mua vào vì đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Điển hình là Ấn Độ - quốc gia có nguồn gạo lớn nhất thế giới - đóng cửa xuất khẩu cũng để đảm bảo an ninh lương thực cho nước họ.
Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ cho biết, hiện nay Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo, với lượng tồn kho lên gần 30 triệu tấn, không những vậy, Thái Lan cũng bắt đầu xuất khẩu trở lại gạo thơm, đây là trở ngại của gạo Việt Nam khi mang gạo thơm cạnh tranh với gạo cấp thấp của Ấn Độ về giá, hay gạo thơm Việt Nam cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan về chất lượng. Gọng kìm này tạo cho gạo Việt Nam bài toán phải nhìn lại vấn đề cạnh tranh về khẩu vị hay cạnh tranh về chất lượng. Nông dân và doanh nghiệp Việt Nam phải chung tay nhìn lại, sản xuất loại gạo nào giá thành thấp, sản lượng cao, người tiêu dùng thế giới cần nhiều nhất mới có thể nâng cao lợi nhuận cho các bên sản xuất và tiêu thụ gạo.
Nhìn nhận vấn đề này, TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng đồng tình, nếu phân chia gạo chất lượng cao và gạo chế biến, thì vô tình đưa các giống lúa hiện nay của Việt Nam vào thế bí trong tiêu thụ và lựa chọn thị trường. Ví dụ như: gạo Việt Nam chủ yếu tiêu thụ tại thị trường châu Á, châu Phi và một phần thị trường Mỹ, châu Âu cho cộng đồng người Việt, người châu Á tại đây. Trong khi đó, bếp ăn công nghiệp tại Mỹ và châu Âu mới là nguồn tiêu thụ lớn.
Các kênh này lại rất ngại thay đổi loại gạo, vì liên quan đến khẩu vị chung của người lao động. Chỉ cần thay đổi loại gạo, đương nhiên dẫn theo thay đổi lượng nước nấu, cũng như thay đổi khẩu vị các loại thức ăn kèm theo trong bữa ăn đó. Hoặc loại gạo tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản, các nhà hàng Nhật khắp thế giới, chỉ dùng loại gạo cho cơm dẻo khô để làm sushi, không thể loại nào khác. Chính vì vậy, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long bắt buộc phải phân chia nhiều loại giống lúa cung ứng theo phân khúc thị trường, nắm bắt khẩu vị của thị trường mới nâng cao cơ hội phát triển cho hạt gạo Việt.
Sản xuất và tiêu thụ là 2 mặt gắn liền để cùng sinh lợi nhuận và phát triển. Để cả nông dân, doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chính phủ chủ động hơn trong ngành hàng lúa gạo, thì việc nắm bắt thông tin thị trường luôn là điều cần thiết, tiên phong để hoạch định sản xuất. Cho đến nay, nông dân cũng chỉ mang gạo mình có đi bán, chứ chưa chủ động làm gạo thị trường cần.
Ông Nguyễn Quang Hòa nhấn mạnh, buôn bán là phải sinh lợi nhuận, nhưng doanh nghiệp ngành hàng gạo hiện nay phải canh giá từng ngày, chào giá sát sàn mới giữ được đầu mối tiêu thụ. Vì vậy, nhu cầu thị trường luôn quyết định sản xuất và xuất khẩu của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Có những loại gạo rất được ưa chuộng như OM4900 hay IR4625, giá thành sản xuất ngang giống IR50404, thời gian sinh trưởng ngắn, giá bán ngang gạo chất lượng cao, được dùng cho chế biến, mà thị trường Trung Quốc lựa chọn nhiều lại chưa được chú trọng, nguồn cung ít ỏi. Đây là điều bất hợp lý giữa thông tin thị trường và thông tin đưa vào sản xuất.
Nhấn mạnh về thị trường, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ, thị trường luôn quyết định tiêu thụ và sản xuất. Tiêu thụ gạo cũng phụ thuộc vào khẩu vị và nguồn cung của thị trường nên sẽ có lúc tăng giá hay giảm giá. Riêng việc giảm giá thu mua lúa trong thời gian qua đều do biến động thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, dù giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm, nhưng nông dân vẫn có lời. Bởi giá thành sản xuất 1 kg lúa ước khoảng 3.400 đồng - 4.000 đồng, giá bán ra 6.000 đồng/kg đã đảm bảo cho nông dân lợi nhuận tái sản xuất. Nhưng về phía doanh nghiệp, thu mua từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, cộng chi phí chế biến và logistics, phải bán ra 500 USD/tấn mới có lợi nhuận.
Nhưng giá gạo xuất khẩu hiện nay chỉ từ 380 USD đến 420 USD/tấn, doanh nghiệp phải chịu lỗ. Do đó, doanh nghiệp đang cần một sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân, lẫn ngân hàng và các chính sách của Chính phủ liên quan việc nới rộng hạn ngạch cho vay vốn thu mua lúa, chờ được giá mới xuất khẩu.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá gạo lập đỉnh mới dù Nhật Bản quyết định mở kho dự trữ
07:20' - 25/03/2025
Giá gạo tại Nhật Bản tiếp tục tăng lên mức cao mới là 4.172 yen (28 USD)/5kg trong bối cảnh lô gạo đầu tiên từ kho dự trữ sắp được lên kệ.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
16:33' - 23/03/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.
-
Thị trường
Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm
17:00' - 22/03/2025
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng xuất khẩu gạo - Bước ngoặt trong chính sách nông nghiệp của Nhật Bản
06:30' - 22/03/2025
Chính phủ Nhật Bản dự định mở rộng sản xuất gạo dành cho xuất khẩu, đồng thời củng cố nền tảng sản xuất để có thể đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa khi cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12'
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33'
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại khởi sắc
09:01' - 11/07/2025
Thị trường kim loại trong phiên hôm qua chứng kiến giá của 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá quặng sắt bật tăng 3% lên mức 99 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:47' - 11/07/2025
Giá dầu thế giới phiên 10/7 đã giảm hơn 2%, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước tác động từ các quyết định áp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc chạm đáy 22 năm
15:19' - 10/07/2025
Theo dữ liệu thương mại mới nhất, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm qua, cho thấy rõ tác động của các mức thuế quan cao từ Mỹ.