Đề nghị 17 bộ, cơ quan và 52 tỉnh, thành sớm kết nối thông tin thủ tục hành chính
Thời gian qua, các bộ, cơ quan, địa phương đã rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở sử dụng kết quả, hồ sơ thủ tục hành chính đã được số hóa tại các bộ, tỉnh, thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Đồng thời, các đơn vị bảo đảm hạ tầng Hệ thống thông tin tiến hành giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác dữ liệu đã tích hợp, cung cấp trên Kho quản lý dữ liệu điện tử của Cổng Dịch vụ công Quốc gia được thông suốt, liên tục.
Mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc kết nối, liên thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, nhưng theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, đến nay mới chỉ có 3 bộ, cơ quan và 11 tỉnh, thành phố hoàn thành việc kết nối, tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Kho Quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.Vì thế, để triển khai có hiệu quả nội dung số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị 17 bộ, cơ quan và 52 tỉnh, thành phố khẩn trương kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Việc này nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05 ngày 23/2/2023 về tiếp tục đẩy mạnh triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã kết nối, tích hợp với 150 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị. Hơn 6.400 thủ tục hành chính đã được công khai. Trên 4.400 dịch vụ công trực tuyến, chiếm hơn 67% đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Thống kê đến hết tháng 6/2023, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã có hơn 7,77 triệu tài khoản, tăng hơn 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hơn 212 triệu hồ sơ đã đồng bộ lên cổng, tăng hơn 1,76 lần. Hơn 17,49 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích, tăng hơn 3 lần. Khoảng 17,72 triệu hồ sơ được thực hiện qua các thủ tục trực tuyến trên Cổng, tăng hơn 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2022./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phấn đấu 10% số người dân đổi giấy phép lái xe qua dịch vụ công mức độ 4
16:13' - 14/07/2023
Khi sử dụng dịch vụ công mức độ 4, người dân có thể ngồi ở nhà nộp hồ sơ và nhận kết quả giấy phép lái xe tại nhà.
-
Chuyển động DN
EVN dẫn đầu về phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
13:09' - 20/06/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đứng đầu và là đơn vị duy nhất được người dân, doanh nghiệp đánh giá ở mức trên 70 điểm/100 điểm.
-
Tài chính
Bộ Tài chính khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến
20:16' - 02/06/2023
Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo thông tư về miễn, giảm phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến và trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều thủ tục hành chính chưa cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
16:47' - 28/05/2023
Văn phòng Chính phủ cho biết, việc thực hiện tái cấu trúc quy trình để đơn giản hóa thủ tục, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thời gian qua còn hạn chế nên chất lượng một số dịch vụ còn chưa cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Phát triển hệ thống thư viện số lĩnh vực khoa học xã hội
14:35'
Hướng tới giai đoạn tiếp theo, Viện Thông tin Khoa học xã hội xác định trọng tâm là đẩy mạnh số hóa toàn diện tài liệu khoa học xã hội và nhân văn, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thư viện số.
-
Công nghệ
Các ứng dụng du lịch không thể thiếu trong mùa Hè 2025
07:00'
Điện thoại thông minh đời nay vừa là máy ảnh, báo, thư viện, vừa là bản đồ, trung tâm giải trí, cổng thông tin mua sắm...
-
Công nghệ
Việt Nam - Áo hợp tác phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo
10:51' - 10/05/2025
Sự kiện dự kiến quy tụ nhiều tập đoàn hàng đầu của Áo và Việt Nam trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sức khỏe, bán dẫn, an ninh mạng.
-
Công nghệ
Tạo dựng nền tảng cho hệ sinh thái giáo dục xanh - số tại tỉnh Bắc Ninh
09:11' - 10/05/2025
Được triển khai từ tháng 5/2025 đến tháng 12/2026, Dự án “Vì một hành tinh xanh và giáo dục AI - Kiến tạo tương lai” được thí điểm tại 11 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
-
Công nghệ
Ứng dụng AI giúp dự đoán khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư
15:49' - 09/05/2025
Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) FaceAge có khả năng phân tích ảnh chân dung để ước tính "tuổi sinh học" của một người - tức mức độ lão hóa thực tế của cơ thể, không chỉ dựa vào tuổi theo năm sinh.
-
Công nghệ
Thái Bình thí điểm ứng dụng công dân số
07:30' - 09/05/2025
Với 16 tính năng, ứng dụng “Công dân số tỉnh Thái Bình” giúp người dân cập nhật tin tức chính thống, thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của tỉnh.
-
Công nghệ
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI riêng biệt
13:40' - 08/05/2025
OpenAI đã công bố sáng kiến OpenAI for Countries (tạm dịch OpenAI cho các quốc gia) nhằm hỗ trợ các nước xây dựng hạ tầng AI riêng biệt.
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30' - 08/05/2025
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.