Đề nghị Ai Cập mở cửa thị trường cho một số nông sản Việt Nam
Kỳ họp lần thứ 2 Tiểu ban hợp tác về Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ai Cập do Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Công Thương Ai Cập Ibrahim El-Seginy đồng chủ trì đã được tổ chức ngày 18/8 theo hình thức trực tuyến nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác thương mại, công nghiệp giữa hai nước.
Tại Kỳ họp, hai bên đã rà soát tình hình hợp tác thương mại và công nghiệp kể từ Kỳ họp lần thứ nhất (tháng 4/2018); trao đổi về tình hình khu vực và thế giới có ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa hai nước; thảo luận và thống nhất một số biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Cùng với đó, hai bên cũng đã trao đổi về các cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực công nghiệp; một số định hướng và giải pháp tăng cường hơn nữa kết nối kinh tế giữa hai nước và khắc phục những tác động của dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, trao đổi các vấn đề quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước; trong đó, nhất trí xây dựng cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường, quy định quản lý xuất nhập khẩu, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quản lý chất lượng hàng hóa. Đồng thời, hai bên đều mong muốn tiếp tục phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc xem xét, dành cho nhau cơ hội tiếp cận thị trường để thúc đẩy hơn nữa thương mại hàng hóa song phương, nhất là đối với nhóm hàng nông, thủy sản trên tinh thần phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Đặc biệt, hai bên sẽ phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trực tuyến nhằm hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư giữa hai nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.Cùng với đó, tăng cường các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics như hợp tác xây dựng các đề án, nghiên cứu khoa học về logistics, tổ chức hội thảo phổ biến logistics và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này.
Mặt khác, cùng trao đổi thông tin về chính sách phát triển công nghiệp và ưu tiên của mỗi bên để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại; xem xét khả năng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp: điện, dệt may, hóa chất, ô tô, vật liệu xây dựng, viễn thông...
Nhân dịp này, Việt Nam đề nghị Ai Cập mở cửa thị trường cho một số hàng nông sản mà Việt Nam có thế mạnh, bao gồm thanh long, vải, gừng, nghệ; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Ai Cập đáp ứng các yêu cầu tại Nghị định 43/2016 và 44/2019 về đăng ký nhà máy đối với doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài;Nghị định 114 năm 2020 về Luật Hải quan mới; Nghị định 38 năm 2021 về việc áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa mới; tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực Halal về xây dựng năng lực cho 10 - 20 cán bộ Việt Nam làm việc trong lĩnh vực Chứng nhận Halal theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Kỳ họp kết thúc thành công và một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của cơ chế Tiểu ban Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ai Cập nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh thương mại thế giới và khu vực đang gặp nhiều khó khăn, với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn. Theo Bộ Công Thương, Ai Cập hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất và là thị trường còn nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Bắc Phi. Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam – Ai Cập trong năm 2020 đạt 515 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 238,7 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ai Cập bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; kim loại thường khác và sản phẩm; xơ, sợi dệt các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; hạt điều; điện thoại các loại và linh kiện; hạt tiêu; phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê; rau quả; dệt, may... Đáng chú ý, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập hàng rau quả; sắt thép phế liệu; chất dẻo nguyên liệu; phân DAP; nguyên phụ liệu dệt may, da giày./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá cao tiềm năng hợp tác Việt – Nga về an ninh hàng hải
07:30' - 14/08/2021
Theo chuyên gia, cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề an ninh biển là hoàn toàn đúng đắn và có sự trùng hợp với quan điểm chính thức của Nga.
-
Công nghệ
Nhật Bản và Israel hợp tác để tạo ra oxy trên Mặt Trăng
20:02' - 13/08/2021
Các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản và Israel đã nhất trí hợp tác trong dự án thử nghiệm nhằm tạo ra oxy trên Mặt Trăng.
-
Hàng hoá
Hợp tác cung ứng hàng thủy sản cho xuất khẩu
13:26' - 13/08/2021
Lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu đến các thị trường trên khắp thế giới.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam - Đức đẩy mạnh hợp tác phát triển năng lượng tái tạo
15:10' - 12/08/2021
Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ vừa làm việc với Großmann Ingenieur Consult GmbH (GICON®) và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) để thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế với tỉnh Niigata (Nhật Bản)
15:53' - 11/08/2021
Ngày 10/8, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã có chuyến thăm và làm việc ở tỉnh Niigata nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa tỉnh này và các địa phương Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.