Để người dân thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng cần xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để người dân sống tốt, không tái nghèo trở lại.
Nghiên cứu xây dựng pháp luật về dân tộc
Khẳng định thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng các dân tộc, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) cũng nêu rõ, thực tế luôn phát sinh bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại biểu cho rằng, cần có định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách dân tộc, sớm nghiên cứu ban hành Luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đại biểu đề nghị, với tư cách là tư lệnh ngành, Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này và các giải pháp trong thời gian tới?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, từ năm 2017, thực hiện Chiến lược về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ cho nghiên cứu xây dựng Luật Dân tộc. Trải qua 2 nhiệm kỳ, Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu, tổ chức rất nhiều hội thảo và đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về vấn đề này.Thế nhưng, tại thời điểm đó, công tác dân tộc và chính sách dân tộc liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên để bảo đảm xây dựng luật riêng về lĩnh vực dân tộc cho phù hợp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và không chồng chéo với các luật chuyên ngành khác thì dự án Luật này cần có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, Ủy ban Dân tộc chưa trình được ngay dự án Luật Dân tộc với Quốc hội, Bộ trưởng cho biết.
Khẳng định việc ban hành một luật riêng về lĩnh vực dân tộc sẽ rất tốt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách dân tộc, nhưng Bộ trưởng Hầu A Lềnh cũng nêu rõ, cần nghiên cứu một cách căn cơ và đầy đủ. Công tác dân tộc liên quan tới tất cả các ngành, lĩnh vực của cả hệ thống chính trị, chứ không phải là luật chuyên ngành, cần nghiên cứu hết sức căn cơ. Bộ trưởng báo cáo thêm, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, trong nhiệm kỳ khóa XV này Đảng đoàn Quốc hội đã giao nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng Luật Dân tộc cho Hội đồng Dân tộc. Với trách nhiệm của mình, Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ nghiên cứu có liên quan trước đây, để phối hợp với Hội đồng Dân tộc trong quá trình nghiên cứu xây dựng pháp luật về dân tộc.Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Khang Thị Mào (Đoàn Yên Bái) nêu vấn đề, hiện nay chúng ta đã có nhiều chính sách định canh, định cư cho bà con dân tộc thiểu số và miền núi, tuy nhiên một bộ phận bà con dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông vẫn đang du canh, du cư phát nương, làm rẫy, mang theo cả gia đình, đời sống rất khó khăn.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, qua khảo sát tình trạng đồng bào di cư từ địa phương này sang địa phương khác, không chỉ diễn ra đối với đồng bào dân tộc Mông, mà xảy ra với các dân tộc khác. Về tập quán, từ trước đến nay đồng bào dân tộc Mông di cư nhiều hơn, thường xuyên hơn, có trường hợp di cư đến nhiều địa bàn, nhiều tỉnh khác nhau. Hiện có những hộ gia đình chưa có hộ khẩu ổn định nhưng đã di cư đến 3-4 tỉnh. Theo báo cáo, tình hình di cư tự do trong một bộ phận đồng bào vẫn còn tái diễn, mặc dù chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện về đất sản xuất, nhà ở, hỗ trợ đời sống cho những trường hợp khó khăn để đồng bào bám đất, giữ nhà, nhưng vẫn chưa có hiệu quả. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp để đồng bào hạn chế tối đa di cư tự do. Về vấn đề này, Bộ trưởng Hầu A Lềnh khẳng định, nhiều nhóm cộng đồng dân cư có điều kiện sống rất tốt, được bố trí tái định cư sau thu hồi đất nhưng vẫn di cư, chủ yếu do tập quán và kinh tế. Giải pháp hiện nay vẫn là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con tại chỗ. Ngoài ra, khi xây dựng các dự án tái định cư, việc thu hồi đất cần thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là đầy đủ các điều kiện về dịch vụ cơ bản để người dân ổn định cuộc sống. Phát biểu tranh luận, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, nhiều bà con người dân tộc thiểu số không muốn thoát nghèo, cận nghèo; nếu không có biện pháp xử lý, công tác xóa nghèo của Nhà nước sẽ không đạt hiệu quả. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp để đồng bào nâng cao nhận thức và đồng hành thoát nghèo. Trả lời ý kiến này, Bộ trưởng cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ, ngành, địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách. Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp, đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành. Để thống kê, tổng hợp, rà soát hộ nghèo trên phạm vi cả nước, các địa phương cần thực hiện một cách khách quan, trách nhiệm, đảm bảo người dân thoát nghèo bền vững, cũng như điều kiện tối thiểu để người dân yên tâm sinh sống.Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục để bà con hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện vươn lên.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phụ thuộc vào yếu tố phát triển từng giai đoạn, nên cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp, để người thoát nghèo sống tốt, không tái nghèo trở lại./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Muốn tăng tốc phát triển phải đồng bộ hệ thống giao thông
15:55' - 06/06/2023
Chiều mai (7/6), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vân tải Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội về nhóm vấn đề liên quan hạ tầng giao thông, hoạt động kiểm định, chất lượng phương tiện…
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
07:54' - 06/06/2023
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 6/6 tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa
20:51' - 05/06/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trao đổi, làm rõ ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng về một số nội dung liên quan đến sách giáo khoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 5/6, Quốc hội thảo luận 3 dự án Luật
07:48' - 05/06/2023
Theo chương trình làm việc, sáng 5/6, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn và trả lời chất vấn
09:28' - 04/06/2023
Trong tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga
17:13'
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Giáo dục có những nội dung tác động trực tiếp đến người học
15:45'
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi một số nội dung còn bất cập, hạn chế trong Luật Giáo dục, trong đó có nội dung tác động trực tiếp đến người học.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp một số doanh nghiệp tại Liên bang Nga
15:33'
Sáng 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Liên bang Nga như: Zarubezhneft, AFK Sistema, Positive Technology.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng hạ tầng đón dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường
15:28'
Bà Rịa-Vũng Tàu đang có nhiều dự án công nghiệp với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công đường cất hạ cánh số 2 sân bay Long Thành
15:22'
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang gấp rút hoàn tất các thủ tục liên quan, quyết tâm khởi công đường cất hạ cánh số 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
15:00'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
14:04'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong tháng 5/2025 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68
14:02'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bằng trách nhiệm, thần tốc, táo bạo hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát
12:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi căn nhà là “một món quà”, “một mái ấm”, thể hiện trách nhiệm, tình thương, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự sẻ chia của cả cộng đồng.