Để tận dụng ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Theo ông Nguyễn Hải Nam, với quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tận dụng được lợi thế từ EVFTA đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường. Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung của nước nhập khẩu về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy tắc xuất xứ, bảo hộ lao động… các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề về sở hữu trí tuệ trong cam kết của hiệp định. Đó là các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, chỉ dẫn địa lý... với mức bảo hộ cao hơn so với Hiệp định thương mại thế giới (WTO).
Chia sẻ câu chuyện đáng tiếc của nước mắm Phú Quốc – một sản phẩm truyền thống có từ lâu của người dân Phú Quốc thế nhưng nay tại thị trường EU hay Mỹ thì sản phẩm này lại đang được bày bán dưới dạng xuất xứ của nước khác, ông Nguyễn Hải Nam lưu ý, các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, chuyện đầu tiên phải nghĩ tới là vấn đề sở hữu trí tuệ. Nếu các doanh nghiệp “thờ ơ” với vấn đề sở hữu trí tuệ thì sẽ không có “cửa” đưa sản phẩm vào thị trường khó tính này.
Một vấn đề quan trọng khác cũng được vị chuyên gia này lưu ý tới các doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp nên hạn chế (tốt nhất là không sản xuất hoặc sử dụng) các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, như các sản phẩm có bao bì nhựa khó phân hủy, đồ hộp… Bởi lẽ, người tiêu dùng EU hiện rất quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng “tẩy chay” các sản phẩm có thể gây hại đến môi trường sống hay kém thân thiện đến môi trường.
Tại tọa đàm, một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến thị trường được đánh giá đầy tiềm năng này khi EVFTA có hiệu lực. Bà Trần Xuân Trang, Trưởng phòng Huấn luyện của ITPC cho rằng, các doanh nghiệp nông sản muốn đưa sản phẩm vào thị trường EU thì nên đi theo hướng sản xuất các sản phẩm chế biến. Bởi lẽ, Việt Nam không có lợi thế về địa lý trong vận chuyển nông sản tươi vào thị trường này so với các nước khác, nhất là các nước ở khu vực Bắc Phi. Trong khi việc sản xuất nông sản chế biến lại đang được Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư hiện nay.
Theo bà Trang, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kĩ khẩu vị, xu hướng tiêu dùng hiện nay của người dân các nước EU để thâm nhập thị trường tốt hơn. Nhất là trong bối cảnh một số quốc gia có quy định hạn chế sử dụng hàm lượng đường trong các sản phẩm nông sản chế biến.
Ngoài ra, tại tọa đàm, việc xây dựng sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU, nhất là Tây Âu về an toàn thực phẩm, bao bì, thương hiệu, tiếp cận marketing, xuất xứ nguồn gốc; cách tạo dựng chiến lược, nguồn lực doanh nghiệp phù hợp để có thể vạch định chính xác lộ trình phát triển của riêng từng sản phẩm, dịch vụ tại thị trường EU… cũng được các chuyên gia đề cập nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và hướng đi của doanh nghiệp trong thời gian tới./.
>>> Làm gì để cơ khí Việt tận dụng cơ hội từ EVFTA?
- Từ khóa :
- evfta
- kinh tế việt nam
- việt nam
- doanh nghiệp việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào đối với ngành nhôm Việt Nam trong EVFTA?
17:59' - 23/07/2019
Hiện nay, tổng lượng nhôm xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu chỉ chiếm 5%. Để vào được thị trường EU, trước tiên doanh nghiệp phải có các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệp định EVFTA: Tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế
07:19' - 18/07/2019
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được ký kết trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển, nhất là về kinh tế-thương mại.
-
DN cần biết
CPTPP và EVFTA : Cơ hội để thủy sản Việt Nam phát triển bền vững
17:13' - 17/07/2019
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Pháp kêu gọi thiết lập cơ chế mức giá trần đối với dầu mỏ toàn cầu
08:04' - 28/06/2022
Pháp ngày 27/6 đã hối thúc các quốc gia dầu mỏ tăng mạnh sản lượng nhằm giúp hạ nhiệt giá dầu thô đang trên đà tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukrain.
-
DN cần biết
Grab Việt Nam ký biên bản hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
18:26' - 27/06/2022
Ngày 27/6, Grab Việt Nam cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư ký kết Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ chuyển đổi số cho hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
DN cần biết
Thái Bình sắp công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp ngành, thành phố
16:19' - 27/06/2022
Đến nay, nội dung công việc xây dựng và ban hành kế hoạch Bộ chỉ số DDCI tỉnh Thái Bình năm 2022 đã hoàn thành.
-
DN cần biết
Bộ Xây dựng quy định chỉ tiêu kỹ thuật xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc
19:57' - 26/06/2022
Ngày 26/6, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 3930/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc.
-
DN cần biết
Ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp Doanh nhân trẻ
14:40' - 26/06/2022
Ngày 26/6, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Trẻ và Quỹ đầu tư OneBit đã tổ chức Lễ ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp Doanh nhân trẻ, tại Tp. Hồ Chí Minh.
-
DN cần biết
Netflix thông báo đợt cắt giảm lao động thứ hai
08:39' - 26/06/2022
Mới đây, Netflix thông báo đã sa thải 300 nhân viên trong đợt cắt giảm việc làm thứ hai sau khi chứng kiến số thuê bao giảm lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
-
DN cần biết
Sắp ra đời các loại máy bay không làm Trái Đất nóng lên?
11:43' - 25/06/2022
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 24/6 đã kêu gọi toàn bộ ngành hàng không tham gia Liên minh hàng không không phát thải để chuẩn bị cho sự ra đời của các loại máy bay không còn góp phần làm Trái Đất nóng lên.
-
DN cần biết
Phê duyệt chủ trương đầu tư đường cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
22:10' - 24/06/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 769/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, giai đoạn 1 (Dự án).
-
DN cần biết
Lào cấp Thư tín dụng 200 triệu USD cho các nhà nhập khẩu nhiên liệu
13:45' - 24/06/2022
Phó Thủ tướng Lào cho biết số tiền trên có thể mua 200 triệu lít nhiên liệu, đáp ứng nhu cầu cho tháng 7 và tháng 8 ở mức 100 triệu lít một tháng.