Hiệp định EVFTA: Tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế
Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU; trong đó, cũng bao hàm cả vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chia sẻ với phóng viên TTXVN những công việc làm tiếp theo khi Hiệp định này được phê chuẩn.
BNEWS: Xin Bộ trưởng cho biết mục đích, ý nghĩa khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU; đồng thời, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Đến nay, ngoài Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng EVFTA có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, khi Việt Nam đạt được trình độ nhất định, Hiệp định này sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh được ở châu Âu, tham gia vào chuỗi giá trị.
Đáng lưu ý, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Hơn nữa, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, cam kết của Việt Nam đi xa hơn và cao hơn cam kết trong WTO; tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Không chỉ cắt giảm thuế quan, đây là Hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hóa, mua sắm Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... Chính vì vậy, EVFTA không chỉ tạo điều kiện nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị mới. Riêng với lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Ngoài ra, EVFTA cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số mặt hàng nông sản xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường EU.
Khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên. BNEWS:Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA) đã được ký kết. Vậy Việt Nam và EU sẽ phải làm gì để triển khai những công việc tiếp theo nhằm thực thi các Hiệp định, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo quy định của mỗi bên, Hiệp định EVFTA sẽ cần phải được Quốc hội phê chuẩn thì mới chính thức có hiệu lực và đi vào thực thi. Do vậy, trước mắt Việt Nam vẫn còn phải trải qua một chặng đường nữa là phê chuẩn cả 2 Hiệp định này. Vì thế, chặng đường này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của cả Việt Nam và EU. Tuy nhiên, với tinh thần và nỗ lực như đã thể hiện trong quá trình đàm phán, các cơ quan liên quan của Việt Nam và EU sẽ hoàn tất quy trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để EVFTA có hiệu lực, mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp của hai bên. Riêng với Hiệp định EVIPA thì quy trình phê chuẩn ở EU khác với EVFTA do phải thông qua Quốc hội các nước thành viên EU. Tuy nhiên, vừa qua toàn bộ các nước thành viên EU đều thông qua việc ký kết cả hai Hiệp định EVFTA và EVIPA, chắc chắn sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình phê chuẩn sau này.BNEWS:Bên cạnh những cơ hội lớn, nhiều ý kiến cho rằng Hiệp định EVFTA có thể tạo ra một số thách thức với doanh nghiệp trong nước khi có hiệu lực. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì để vượt qua những thách thức?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, sau 6 năm đàm phán EVFTA đã khép lại và mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD của EU. Tất nhiên, song hành cùng cơ hội thì việc thực thi Hiệp định EVFTA cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là khi Việt Nam là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp nhất so với các nước trong khu vực đã ký FTA với EU. Vì vậy, sức ép cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Đáng lưu ý, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo; đồng thời, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Hơn nữa, các cam kết nhiều lĩnh vực mới trong Hiệp định EVFTA cũng đặt ra yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật. Thời gian qua, Quốc hội đã chủ động đưa ra lộ trình sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ... Đây chính là những bước đi chủ động để chuẩn bị cho quá trình hội nhập; trong đó, có việc thực hiện Hiệp định EVFTA. Đặc biệt, EU là một trong những thị trường đòi hỏi cao nhất trên thế giới nên việc vượt qua được các rào cản thuế quan không có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ sẽ được chấp nhận. Bởi EU có nhiều quy định không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm mà đối với cả quy trình sản xuất ra sản phẩm đó (không được dùng hải sản được đánh bắt bất hợp pháp hay không được dùng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chưa được phép). Hay các đòi hỏi về lao động, môi trường của EU cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Do vậy, doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam phải không ngừng vươn lên mới có thể vượt qua được các thách thức, khai thác được các cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, để khai thác được tối đa lợi ích từ Hiệp định, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị tích cực. Theo đó, doanh nghiệp cần tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất... Mặt khác, để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn động thực vật của EU. BNEWS: Xin Bộ trưởng cho biết Việt Nam cần tận dụng những lợi thế gì của các Hiệp định FTA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới?Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện nay, Việt Nam đã triển khai 11 Hiệp định FTA gồm FTA nội khối giữa 10 nước ASEAN; 6 Hiệp định FTA cùng ASEAN ký kết với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia- New Zealand; 4 Hiệp định FTA song phương với Nhật Bản, Chi lê, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong số này, phần lớn hàng hóa của Việt Nam đã được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang ASEAN (trên 95% biểu thuế), Trung Quốc (hơn 90% biểu thuế), Hàn Quốc (hơn 75% biểu thuế). Các nước còn lại vẫn đang tiếp tục cắt giảm thuế theo cam kết. Đây chính là lợi thế mà doanh nghiệp cần tận dụng khi xuất khẩu sang các thị trường này. Sắp tới, việc thực thi EVFTA cùng với Hiệp định CPTPP vừa có hiệu lực và ký kết một số Hiệp định khác trong tương lai dự kiến sẽ mang lại những lợi thế nhất định, tạo cơ sở cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam thực hiện chủ trương đa dạng hóa quan hệ kinh tế - thương mại, nhất là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu cũng sẽ góp phần tạo việc làm, hỗ trợ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Mặt khác, việc kết nối thông qua các Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn. Ngoài ra, liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN, EU, các nước tham gia CPTPP... cũng sẽ được hình thành thông qua phân công lao động, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trung gian, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tiến trình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực cũng như hướng tới các thị trường phát triển hơn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada…Đặc biệt, việc đàm phán thành công và ký kết FTA với các đối tác lớn cũng sẽ giúp nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thế và lực mới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài của đất nước. BNEWS:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
DN cần biết
CPTPP và EVFTA : Cơ hội để thủy sản Việt Nam phát triển bền vững
17:13' - 17/07/2019
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội như thế nào từ EVFTA?
17:11' - 16/07/2019
Trong dài hạn, Việt Nam cần chủ động và tranh thủ lợi thế nhằm tiến nhanh và xa hơn, đặc biệt phải có các sản phẩm “Made by Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam” như hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu kỳ vọng vào EVFTA
15:17' - 16/07/2019
Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam mới đây đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
-
Ý kiến và Bình luận
EVFTA và quan hệ kinh tế Cộng Hòa Czech - Việt Nam
08:41' - 12/07/2019
Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Czech đã trả lời TTXVN về việc thúc đẩy phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam, nhất là sau khi ký kết EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.