Đề xuất cơ chế hỗ trợ mạnh hơn cho năng lượng tái tạo
Với cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đang đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu về phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải.
Cam kết đưa phát thải ròng về “0” đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Tuy vậy, tại hội nghị Tổng kết Tháng Năng lượng tái tạo năm 2021 do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức ngày 23/12, các chuyên gia cho rằng, để thực sự tạo bệ phóng cho năng lượng tái tạo, cần có các cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
*Xu thế phát triển ít phát thải Theo báo cáo từ Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hội nghị COP26 vừa qua đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng "0". Vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than được thúc đẩy mạnh mẽ. Các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì, phát triển rừng và bảo vệ các hệ sinh thái. Cùng với đó, các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhận định, phát triển ít phát thải sẽ là xu thế chủ đạo để Việt Nam tiếp tục thay đổi toàn diện mô hình phát triển từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải. Đây cũng là xu hướng chung toàn cầu. Bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC) cũng cho rằng, tham vọng của Việt Nam đến năm 2050 sản lượng điện năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện lớn sẽ chiếm 90% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ tại COP26 và đã bắt đầu thực hiện cam kết ngay sau COP26. Thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính để đạt phát thải ròng bằng “0” là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn, đòi hỏi nỗ lực liên tục, kiên định và sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và toàn dân; cần sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động, bảo đảm hài hòa lợi ích và tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay là nguồn lực trong nước rất thiếu, nguồn lực nước ngoài dồi dào nhưng khó vào Việt Nam do vướng cơ chế, thủ tục hành chính; nguồn nhân lực trong nước hiện chưa đáp ứng để áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến. *Khơi dậy tiềm năngTheo nhận định của bà Đặng Hồng Hạnh, các kịch bản giảm phát thải tham vọng tới 2050 trong các ngành và tiểu ngành sẽ dựa trên các công nghệ giảm phát thải khả thi hiện nay. Hiện vẫn còn khoảng 238 triệu tấn giảm phát thải cần đạt được để đạt mục tiêu Net-Zero, kể cả với các kịch bản tham vọng trong các ngành phát thải khí nhà kính.
Do vậy, trong tương lai, bà Hạnh cho rằng, cần sự đột phá về công nghệ sản xuất điện năng và lưu trữ điện năng quy mô lớn để bảo đảm tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm 90% sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Đồng thời nguồn năng lượng mới ở quy mô công nghiệp (hydro xanh từ năng lượng tái tạo sử dụng thay thế cho giao thông..., các công nghệ lưu trữ và hấp thụ carbon khả thi với quy mô lớn. Cùng quan điểm trên, ông Phạm Văn Tấn cho hay, cần tiếp tục khơi dậy tiềm năng, huy động và tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon; thúc đẩy xu hướng chuyển dịch đầu tư cho các ngành kinh tế xanh, carbon thấp sử dụng hợp lý nguồn lực của nhà nước, phát huy nguồn lực của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân “Về vấn đề này, Cục Biến đổi khí hậu mong tiếp tục nhận được hợp tác, đồng hành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng và lâu dài này”, ông Tấn nói. Theo các ý kiến tại hội nghị, việc sửa đổi Luật Điện lực, đẩy nhanh lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh, đưa cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo và khuyến khích khích khu vực tư nhân, bao gồm cả khu vực tài chinh ngân hàng để phát triển năng lượng xanh, tái tạo được xem là giải pháp quan trọng để hướng tới phát thải bằng 0. Theo TS. Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia kinh tế cao cấp, Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), cần hướng tới xây dựng Luật Năng lượng xanh (gồm cả năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng) tạo khung pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển năng lượng xanh, tái tạo ổn định thì mới huy động được tài chính xanh cho năng lượng xanh, tái tạo; từ đó mới thực thi được cam kết Net-Zero và giảm điện than của Việt Nam. Một điểm quan trọng nữa được TS Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh là việc chuyển đổi chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo từ cơ chế giá ưu đãi FIT (xin-cho) sang cơ chế đấu thầu đổi mới sáng tạo. Tức là đấu thầu khoản khuyến khích của nhà nước cho năng lượng tái tạo theo điều kiện thị trường, trong đó khuyến khích cao hơn đối với hệ thống năng lượng tái tạo tích năng. Cùng với đó, có các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích các công cụ tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh để phát triển năng lượng xanh, tái tạo. Bộ Công Thương cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn và ban hành mẫu Hợp đồng mua bán điện PPA trực tiếp và PPA tư nhân để tạo điều kiện phát triển năng lượng tái tạo tự tiêu dùng, không qua EVN. Hiện Chính phủ Việt Nam đã cam kết quốc tế tại COP26, do vậy, ngoài các cơ chế để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, các chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ cần yêu cầu các tập đoàn, doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước và khuyến khích các tập đoàn, ngân hàng tư nhân cam kết chuyển đổi danh mục đầu tư/cho vay để đạt Net-Zero vào năm 2050../.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Quy hoạch điện VIII giúp giảm mạnh phát thải khí nhà kính
08:09' - 16/12/2021
Theo Bộ Công Thương, trong dự thảo Quy hoạch điện VIII lần này, các nguồn năng lượng sạch như điện khí, năng lượng tái tạo đã được đề xuất xem xét phát triển mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
18:24' - 02/11/2021
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam khẳng định WB sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.