Đề xuất có chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu
Góp ý về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), các đại biểu đề nghị tăng cường công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu; giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết trong quá trình đấu thầu; đề xuất có một chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu lần này; xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên giá các loại hàng hóa, dịch vụ…
* Đề nghị bổ sung “tình huống cấp bách trong chỉ định thầu”
Thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), trước tình trạng thiếu thuốc, khó khăn trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Tri Thức (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị Ban soạn thảo cần có một chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu lần này.
Theo đó, dự thảo Luật hiện tại có việc đấu thầu thuốc, còn 2 mục rất lớn trong ngành Y tế là vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị y tế chưa được quy định rõ; đồng thời, đề xuất phân biệt các mặt hàng y tế với hàng hóa thông thường, phải có định nghĩa riêng bởi hàng hóa y tế là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan tới sức khỏe người bệnh.
“Hình thức dễ sinh ra tiêu cực nhất là chỉ định thầu nên trong Luật sửa đổi nên có những quy định cụ thể, chi tiết, càng chi tiết càng tốt”, đại biểu Nguyễn Tri Thức nêu. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ các vấn đề trong chỉ định thầu, như thế nào là tình huống bất khả kháng, tình huống cấp cứu; đề nghị bổ sung thêm tình huống cấp bách trong chỉ định thầu bởi đây là tình huống cần phải mua thuốc ngay. Đồng thời, cần quy định tổ chức nào được xác định gói thầu chỉ định là tình huống cấp cứu, tình huống cấp bách phải mua ngay để đảm bảo yêu cầu hoạt động của bệnh viện, đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh. “Tránh tâm lý e ngại không dám mua thuốc, dẫn tới thiếu thuốc cho người bệnh”, đại biểu Nguyễn Tri Thức nói. Sau thời gian dịch bệnh kéo dài, năng lực của các công ty vệ sinh bệnh viện có thể bị suy giảm, kiệt quệ nên rớt thầu. Bệnh viện không thể một ngày không dọn vệ sinh vì có thể nhiễm trùng bệnh viện. Đây cũng là tình trạng cấp bách, do đó đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị cho phép chỉ định thầu cho các dịch vụ phi tư vấn, mang tính chất cấp bách với cơ sở y tế.Cũng liên quan tới quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, trên thực tế, tiêu chí trúng thầu đầu tiên hiện vẫn là giá rẻ. Với các mặt hàng như giấy, công nghệ… nếu chọn loại rẻ cũng chưa ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nhưng mặt hàng y tế thì khác. “Tiết kiệm một đồng hôm nay nhưng tăng số ngày điều trị, mất niềm tin của người dân. Bác sỹ cũng nản nghề khám, chữa bệnh”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.
Theo đại biểu, đấu thầu không phải biện pháp duy nhất và không tránh được tiêu cực; đồng thời bày tỏ mong muốn các bệnh viện được tự chủ như bệnh viện tư nhân, được phát huy tính chủ động trong mua sắm, tránh tình trạng “xây dựng luật nhưng nhìn đâu cũng thấy tiêu cực”, bởi trong lĩnh vực y tế, đại đa số đều đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.* Xây dựng cơ sở dữ liệu giá các loại hàng hóa, dịch vụ
Về một số quy định trong dự án Luật Đấu thầu, đại biểu Phạm Đức Ấn (Hà Nội) cho rằng, xây dựng giá để đưa ra đấu thầu rất quan trọng, phải sát với giá thị trường trước khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu.
Từ thực tế nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đều được đấu thầu tại hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương và đều phải “làm đi, làm lại” các quy trình giống nhau, mất rất nhiều thời gian, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị có phương án xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên giá các loại hàng hóa, dịch vụ này làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương có căn cứ đấu thầu, rút ngắn được thời gian, quy trình, thủ tục.
Về quy định liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong đấu thầu, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, cần quy định rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp trong bao lâu, điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp đủ điều kiện đấu thầu… Đồng tình với quy định lựa chọn tư vấn cá nhân, đấu thầu trước được nêu trong dự án Luật, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, đối với trường hợp đấu thầu theo giá quy định, thực tế thời gian qua tình hình có những biến động khó lường khiến giá cả biến động, vượt quá giá trúng thầu khiến nhiều dự án giao thông, xây dựng bị đình trệ, chậm triển khai. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có thêm quy định đối với những trường hợp bất khả kháng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm tiến độ các dự án.Cho ý kiến về dự thảo luật, đại biểu Hoàng Đức Chính (Hòa Bình) đề nghị cần tăng cường công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu để người dân và báo chí theo dõi, giám sát, từ đó phát hiện những vi phạm, sai sót trong đấu thầu; bổ sung sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát công tác đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch.
Đại biểu Hoàng Đức Chính cũng đề nghị giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết trong quá trình đấu thầu; đưa ra những quy định rõ ràng hơn để “xác định thế nào là gói thầu cấp bách vì lợi ích quốc gia”, giảm tình trạng chỉ định thầu với những công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nghiên cứu quy định về hạn mức chỉ định thầu; đặc biệt, cần tránh việc “xé nhỏ” gói thầu; giám sát chặt chẽ và có chế tài xử lý với các cấp quản lý về chủ đầu tư...* Bổ sung thông tin nơi sinh trong tất cả loại giấy tờ xuất nhập cảnh
Trong chiều 7/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.
Theo đại biểu Vũ Huy Khánh (Bình Dương), việc bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mới để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam là việc làm rất cần thiết. Đại biểu đồng tình với tờ trình của Chính phủ đề xuất bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Về một số ý kiến còn băn khoăn, đại biểu Vũ Huy Khánh dẫn Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho thấy, việc bổ sung thông tin nơi sinh không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính hay chi phí đối với người làm hộ chiếu. Bên cạnh hộ chiếu, cơ quan thẩm tra cũng đồng ý bổ sung thông tin nơi sinh vào giấy thông hành phục vụ việc đi lại của cư dân biên giới. Về lâu dài, để giải quyết căn cơ, đại biểu Vũ Huy Khánh đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có giải pháp toàn diện về bổ sung thông tin nơi sinh trong tất cả loại giấy tờ xuất nhập cảnh như quy định của Luật Xuất nhập cảnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về việc đấu giá biển số xe ôtô
12:48' - 07/11/2022
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết "Thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá".
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV: Cần quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu
11:15' - 07/11/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 7/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Cho ý kiến 4 dự án luật, nghị quyết
07:38' - 07/11/2022
Sáng 7/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
20:27' - 05/11/2022
Thứ Bảy, ngày 5/11/2022, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 14 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.