Đề xuất giải pháp tiến tới chung sống an toàn với SARS-CoV-2
Ngày 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp với các chuyên gia Tổng hội Y học Việt Nam về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, với khả năng năng liên tục xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 nên cần có sự điều chỉnh về giải pháp, chiến lược phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Một số ý kiến cho rằng, những địa phương đang kiểm soát được dịch bệnh tiếp tục ngăn chặn, phát hiện sớm, truy vết khoanh vùng, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam đề xuất các địa phương phải có bệnh viện truyền nhiễm cấp tỉnh, kết nối “chân rết” xuống cấp huyện để xử lý các tình huống trên tinh thần “dịch đến đâu làm gọn đến đấy”.
“Phải kết hợp đông, tây y như dùng thuốc Molnupiravir trong điều trị để vừa an dân, vừa chữa bệnh”, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.
Đối với những địa phương có dịch bệnh nhiễm sâu, nặng như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, các ý kiến cho rằng, cần có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới.
Tương tự như các nước phát triển, những địa phương này cần tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sau đó dần nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới sau khi tiêm vaccine đạt được miễn dịch cộng đồng.
Cùng với đó, sẽ thiết lập vành đai an toàn xung quanh khu vực này, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.
“Phát huy mạng lưới y tế địa phương để tập trung điều trị ở tầng 1, 2, 3, hạn chế nhảy tầng cao hơn. Điều trị ngay từ cấp cơ sở càng nhiều, càng nhanh bao nhiêu, càng hạn chế tốn kém, tử vong bấy nhiêu”, Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Cường, Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đề nghị.
Các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh, tất cả người dân vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; khuyến cáo những điều chỉnh tích cực để hình thành các mô hình chung sống an toàn như sinh hoạt an toàn, giáo dục an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn…; thực hiện giãn cách xã hội khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm…
Để tiến tới chung sống an toàn với SARS-CoV-2, các chuyên gia đề xuất việc tăng cường năng lực đáp ứng y tế “4 tại chỗ”: Năng lực xét nghiệm (chủ động nguồn xét nghiệm kháng nguyên nhanh giá rẻ) gắn với điều tra dịch tễ; cách ly, thu dung phân loại ban đầu; các cơ sở điều trị có đầy đủ thuốc điều trị từ sớm, hệ thống oxy với giá thành rẻ, vaccine phòng COVID-19…
Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần chuẩn bị lực lượng cơ động về xét nghiệm, điều trị… để sẵn sàng chi viện cho các địa phương tùy diễn biến dịch bệnh. Chiến lược phòng, chống dịch giai đoạn mới cũng phải có các biện pháp, quy định cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự cho người dân khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Về bảo đảm nhân lực tại chỗ trong phòng, chống dịch, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá, cơ chế chỉ huy ở cấp xã/phường, quận/huyện đang gặp không ít khó khăn, bất cập, thiếu linh hoạt, sáng tạo do năng lực tham mưu hạn chế của y tế cơ sở cũng như các hướng dẫn của ngành Y tế quá chi tiết, cụ thể mà thiếu những quy định mang tính nguyên tắc để chính quyền cơ sở vận dụng phù hợp với thực tiễn địa phương.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường của Trường Đại học Y Hà Nội, thay vì chỉ đưa sinh viên y khoa vào hỗ trợ chống dịch, cần phát huy năng lực của các trường y để đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về phòng, chống dịch cho đội ngũ y, bác sỹ, người dân, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý cấp quận/huyện, phường/xã.
Các chuyên gia thống nhất, từ những bài học, kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống dịch trong thời gian qua, công tác điều trị trong thời gian tới sẽ phải theo hướng giảm chuyển nặng, giảm tử vong, tối ưu hóa nguồn lực y tế hiện có.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất cần có các cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn./.
>>Bộ Y tế lấy ý kiến chuyên gia về chiến lược chống dịch năm 2022
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phản bác thông tin Kiên Giang bắt đầu sống chung với COVID-19
20:52' - 12/09/2021
Thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Kiên Giang bắt đầu thực hiện sống chung với COVID-19 kể từ ngày 13/9/2021 là sai sự thật.
-
Kinh tế & Xã hội
“Hộ chiếu vaccine” - giải pháp sống chung với đại dịch
12:07' - 10/09/2021
Nếu áp dụng đúng, chương trình “Hộ chiếu vaccine” sẽ phát huy tác dụng trong việc khôi phục lưu thông, hồi phục kinh tế, đặc biệt các ngành liên quan đến du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
20:16' - 31/03/2023
Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
20:14' - 31/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
20:08' - 31/03/2023
Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT yêu cầu báo cáo vụ taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất “gánh” nhiều loại phí
19:37' - 31/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu nội dung phản ánh về việc khách đi taxi sân bay gánh thêm phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến cao tốc Bắc – Nam có bao nhiêu trạm dừng nghỉ?
18:14' - 31/03/2023
Theo kết quả rà soát ban đầu, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ có 39 trạm dừng nghỉ; trong đó, 5 dự án đã được đầu tư, đưa vào khai thác, 2 dự án đang được đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị khôi phục hoàn toàn hoạt động cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Quảng Tây
18:11' - 31/03/2023
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị khôi phục hoàn toàn hoạt động của các cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Quảng Tây như Bình Nghi – Bình Nghi Quan, Na Hình – Kéo Ái, Pò Nhùng – Dầu Ái…
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn đến năm 2045
17:41' - 31/03/2023
Chiều 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Sửa nghị định về đăng kiểm có siết, có mở để đảm bảo cân bằng cung - cầu
17:00' - 31/03/2023
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì cuộc họp giao ban quý I/2023 của Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy tháo gỡ các vấn đề “nóng”
16:50' - 31/03/2023
Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến để bàn về 3 vấn đề “nóng”.