Đề xuất hình thành không gian đi bộ đêm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Xây dựng các sản phẩm du lịch trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả sau dịch COVID-19 tại các bảo tàng, di tích tại Hà Nội đang là vấn đề khiến nhiều bảo tàng, di tích trăn trở trong quá trình tìm cách phục hồi du lịch sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
Tọa đàm Xây dựng sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch thời kỳ hậu COVID-19 tại các bảo tàng, di tích ở Hà Nội tổ chức tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày 11/11 với sự tham gia của các di tích, bảo tàng trên địa bàn Thủ đô đã hé mở ra nhiều hướng đi sáng tạo, kỳ vọng sẽ tạo luồng sinh khí mới cho du lịch Thủ đô.
* Không gian văn hóa đêm tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Tại tọa đàm, rất nhiều ý kiến được đưa ra khi đề cập đến vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ du khách thời kỳ hậu COVID-19 trên cơ sở phân tích nguồn tài nguyên văn hóa sẵn có và sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của du khách.Bởi các bảo tàng, di tích không thể giữ mãi phương thức phục vụ truyền thống, sản phẩm du lịch đã quá quen thuộc, khi khả năng dịch bệnh chưa hoàn toàn khống chế, tâm lý và nhu cầu khám phá điểm đến của khách đã thay đổi.
Trong đó, việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm mang tính mới lạ, đặc thù và tăng cường tính trải nghiệm tạo cảm xúc cho khách được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc tham quan các giá trị vật thể, du khách còn muốn tìm hiểu các giá trị phi vật thể tại điểm đến đó thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá, tăng phần hứng thú cho khách và đó cũng là dấu ấn để thu hút khách quay trở lại những lần khác.
Thay vì chờ đợi du khách đến với bảo tàng, di tích, các đơn vị quản lý điểm đến đang chủ động tạo ra các sản phẩm mới để hút khách đến. Qua ý kiến của các bảo tàng, di tích cho thấy, tất cả các đơn vị quản lý điểm đến đều ý thức trong việc xây dựng ra các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện mới khi mà dịch COVID-19 đang tác động nặng nề.Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, khu hồ Văn rộng 12.000 m2 có hồ, đảo là nơi có nhiều tiềm năng để khai thác tổ chức các hoạt động và có thể kết nối với khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám.
Trung tâm đang xây dựng Phương Đình tại gò Kim Châu tại đây. Ông Lê Xuân Kiêu cũng cho biết, Trung tâm đang có định hướng đề xuất với thành phố Hà Nội và quận Đống Đa xây dựng phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám thành phố đi bộ cuối tuần, trở thành không gian văn hóa, có hệ sinh thái gồm rất nhiều hoạt động văn hóa liên quan đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Với định hướng như thế, Trung tâm xây dựng nhiều sản phẩm, hoạt động tổ chức tại hồ Văn, vườn Giám. Còn tại khu nội tự, Trung tâm tổ chức các hoạt động trải nghiệm với hoạt động trưng bày Quốc Tử Giám, giới thiệu cho khách giá trị lịch sử, truyền thống đạo học ở di tích.
Đặc biệt, Trung tâm đang xúc tiến xây dựng tour du lịch ban đêm nhằm khai thác vẻ đẹp Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm, có áp dụng công nghệ 4.0, để kể câu chuyện về đạo học Việt Nam. Nếu sản phẩm này hoàn thành sẽ cùng với sản phẩm đêm của di tích Nhà tù Hỏa Lò và Hoàng thành Thăng Long tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm du lịch Hà Nội.
Thời gian này, các bảo tàng: Lịch sử Quốc gia, Lịch sử Quân sự, Mỹ thuật Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam… cũng xây dựng nhiều hoạt động sáng tạo, mới lạ đưa vào phục vụ du khách, trong đó chú trọng về các hoạt động trải nghiệm.Bà An Thu Trà, Phó trưởng phòng Trưng bày, Truyền thông công chúng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, Bảo tàng xác định đối tượng khách tiềm năng là các nhóm nhỏ, các gia đình nên tập trung xây dựng các sản phẩm phục vụ đối tượng này.
Lấy lợi thế là không gian xanh tại Bảo tàng để tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: Làm nông dân bắt cá dưới suối nhân tạo, tổ chức các hoạt động tìm hiểu văn hóa truyền thống… hay chủ động đưa hoạt động đến trường học thay vì đợi các trường đưa học sinh tới.
Do vận dụng sáng tạo nên trong hai ngày cuối tuần qua, Bảo tàng Dân tộc học đón được 500 khách tới tham quan, trải nghiệm, dù không nhiều nhưng là con số ý nghĩa trong thời gian này.
* Áp dụng công nghệ trong xây dựng sản phẩm mớiMột vấn đề được đề cập nhiều là việc áp dụng công nghệ mới trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến tới du khách trong điều kiện hiện nay. Điều đó cũng giúp du khách khám phá bảo tàng, di tích khi không thể đến trực tiếp tham quan, hoặc nếu khách đến tham quan thì tăng thêm sự lựa chọn, phương thức tìm hiểu điểm đến.
Đó cũng là xu thế tất yếu của các bảo tàng, điểm đến hiện nay trong việc phát huy giá trị, thu hút khách. Nhưng đó cũng là bài toán đề các điểm đến cân nhắc, lựa chọn công nghệ áp dụng khi công nghệ luôn luôn thay đổi theo thời gian.
Bà Nguyễn Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng việc áp dụng công nghệ vào hoạt động của Bảo tàng dù rất khó khăn nhưng cần thiết phải áp dụng. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả công việc này, được nhiều người đánh giá cao.Nhưng điều quan trọng và cốt lõi nhất khi áp dụng công nghệ mới vẫn là yếu tố con người và công tác chuẩn bị nội dung để vận hành, đảm bảo sự phong phú, hấp dẫn, thu hút được khách.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng tập trung vào sản phẩm tour tham quan tương tác trải nghiệm 360 độ trên cơ sở để khách tự sử dụng, tự tương tác. Trong quá trình làm thí điểm với đối tượng khách là chị em phụ nữ, đã phần mọi người đánh giá cao. Một số đơn vị đề nghị nâng lên từ hoạt động trải nghiệm thành một cuộc thi cho chị em phụ nữ.Điều đáng nói là tour này tích hợp hệ thống trưng bày thường xuyên và thuyết minh tự động (auto guide), sử dụng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp. Theo bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Bảo tàng cũng có kế hoạch sử dụng hiệu quả công nghệ tạo sản phẩm mới tăng sức hút đối với du khách.
Đó là các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức hấp dẫn cho du khách nhưng trên quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành, đồng thời với việc số hóa, các bảo tàng, di tích vẫn cần tập trung vào sản phẩm thực tế. Bà Lê Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Cổ phần Mặt trời Châu Á, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội chia sẻ, khách vẫn cần đến tham quan, trải nghiệm thực tế mới tạo ra cảm xúc, còn du lịch tại chỗ mà số hóa mang lại rất khó tạo cảm xúc thật. Về vấn đề này, ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho rằng, khi áp dụng công nghệ 4.0, các bảo tàng, di tích cần nghiên cứu các đơn vị đi trước có thành công bước đầu để học tập, áp dụng, tránh trường hợp vừa áp dụng xong công nghệ lại lạc hậu.Giai đoạn này là giai đoạn nhất thời nên lâu dài việc số hóa không thể thay thể được trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, ông Phạm Định Phong cũng cho rằng, các bảo tàng, di tích cần thay đối tư duy trong hoạt động, nghiên cứu nhu cầu tham quan của khách theo từng giai đoạn, xác định các sản phẩm phù hợp trong phạm vi bảo tàng, di tích để thu hút khách.
Dù dịch COVID-19 tác động mạnh đến việc đón khách của các bảo tàng, di tích nhưng nếu các đơn vị biến nguy thành cơ thì đó cũng là cơ hội để bảo tàng, di tích thay đổi hình ảnh, tạo tiền đề phát triển bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
15:02' - 19/10/2020
Ngày 19/10, Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Suga Mariko cùng Phu nhân Thủ tướng Việt Nam Trần Nguyệt Thu đã đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám đầu xuân bằng phương tiện công cộng
07:06' - 15/01/2020
Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30' - 21/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 22/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSTV 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 22/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024. SXVL ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSVL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. SXBD ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
XSBD 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.