Đề xuất lấp Hồ Thành Công xây nhà tái định cư: Băn khoăn tính khả thi
Mặc dù chủ đầu tư cho biết không thay đổi tổng diện tích hồ (lấp chỗ này sẽ đào thêm chỗ khác) nhưng đề xuất lấp 1 ha hồ Thành Công (Hà Nội) lấy đất xây dựng cải tạo khu tập thể Thành Công cũ nát đã nhận được nhiều ý kiến không đồng thuận.
Mới đây, trong một cuộc họp của Sở Xây dựng Hà Nội bàn về các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo chung cư, khu tập thể cũ nát vốn đang rất ì ạch, các doanh nghiệp đã phàn nàn về việc không thể giải phóng mặt bằng.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) đã bất ngờ đưa ra đề xuất: Dùng 1 ha diện tích mặt hồ Thành Công hiện hữu để xây nhà ở tái định cư cho người dân tại khu tập thể Thành Công, đồng thời hoàn lại bằng cách đào bổ sung 1 ha mặt nước về phía Bắc.Đề xuất này tưởng chừng sẽ là một giải pháp gỡ nút thắt cho "bài toán khó" khu tập thể Thành Công đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể cải tạo do người dân không chịu di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, các chuyên gia xây dựng, kiến trúc lại không đồng tình.
Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội, trong khi cây xanh, mặt nước đang được người dân hết sức quan tâm thì doanh nghiệp chủ động đề xuất giảm diện tích không gian xanh là không ổn. Hơn nữa, tăng dân số trong nội đô là không đúng với chủ trương của thành phố.Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp bù lại 1 ha mặt nước mới cho hồ Thành Công thì ông Nghiêm vẫn băn khoăn tính khả thi. "Đào thêm 1 ha ở chỗ khác thì hình dáng hồ như thế nào, có ảnh hưởng tới vấn đề thoát nước mặt, địa chất, thủy văn hay không?”, chuyên gia này đặt câu hỏi.
Theo ông Nghiêm, cải tạo các khu chung cư cũ là vấn đề mà Hà Nội đã triển khai rất lâu nhưng vướng mắc ở việc tái định cư, giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tìm ra một giải pháp thích hợp là điều cần thiết.
Định hướng trong việc cải tạo các khu chung cư này đã được xác lập rất rõ trong các nghị định, trong các chương trình phát triển của thành phố, cũng như trong quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến 2030. Đặc biệt, phải tuân thủ Luật Thủ đô, tức là tuân thủ quy hoạch chung.
Hiện nay, không gian xanh, mặt nước Hà Nội hiện nay đang ở mức rất thấp. Nếu muốn việc cải tạo chung cư không làm tăng dân số, không gây áp lực cho thành phố thì doanh nghiệp nên tìm giải pháp khác, cân đối ở những khu vực mà Hà Nội đang mong muốn phát triển.“Đừng lấp chỗ này, khoét chỗ kia, giải pháp ấy chưa tính tới tổng thể quy hoạch. Cách làm này cũng không tuân theo quy hoạch chung vì doanh nghiệp mới đưa ra phương án cân bằng diện tích mặt nước nhưng không tính tới mối liên kết với hạ tầng xung quanh”, ông Nghiêm nhận xét về đề xuất của Vihajico.TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cũng cho rằng đề xuất của chủ đầu tư không khả thi. Ông nói: "Sự tồn tại của hồ Thành Công từ lâu nay đã có rồi, giờ phá sự cân bằng ấy và thay bằng cân bằng khác là không ổn”.
Về phía chủ đầu tư Vihajico, trong thông cáo gửi báo chí, đơn vị này cho biết: Hầu hết các dự án cải tạo xây dựng chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội các năm qua gặp khó khăn, bế tắc chủ yếu ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề tạm cư cho người dân…
Với đề xuất do đơn vị tư vấn uy tín Singapore thực hiện này, có thể xây nhà tái định cư ngay mà chưa cần phải di dời, tạm cư cho các hộ dân đang sử dụng khu tập thể.
Thay vì việc nhận tiền tự lo nơi ở tạm cư ở vị trí khác hoặc phải di chuyển cả hộ gia đình, người dân sẽ được sử dụng nhà ở ngay tại chính khu vực mình đang sinh sống.
Tuy vậy, đây mới chỉ là đề xuất, Vihajico đã trình lên Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Sở Xây dựng để lấy ý kiến triển khai thực hiện dự án.
Đánh giá về đề xuất này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, có những đề xuất mà ngay cả thành phố chưa thể quyết được.
Ví dụ lấy một hécta hồ Thành Công làm nhà cho dân. Đề xuất này được cho dân, được cho doanh nghiệp, nhưng liệu thành phố có dám xóa bỏ quy hoạch chỗ đó không? Chủ đầu tư nói sẽ đào thêm hồ chỗ khác nhưng chắc gì đã làm được (!).
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, thành phố có gần 1.300 chung cư cũ có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.Thành phố đã giao nhiệm vụ cho các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương điều tra xã hội học, thiết kế, quy hoạch tại 26 khu chung cư tập trung và 67 nhà chung cư độc lập.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 14 chung cư cũ được xây dựng mới và đưa vào sử dụng, 5 khu đang phá dỡ, 4 khu nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Hồ Thành Công nằm trong công viên Indira Gandhi, đối diện Trung tâm chiếu phim Quốc gia, giáp hai trục đường chính là đường Láng Hạ và đường Huỳnh Thúc Kháng. Công viên có diện tích trên 8,6 ha, trong đó có 5,9 ha diện tích mặt hồ.>> PTT Trịnh Đình Dũng yêu cầu Hà Nội quy hoạch thêm công viên, bãi để xe
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Luật Quy hoạch: Nguy cơ "chồng lấn" khi tích hợp
19:08' - 31/03/2017
Dự thảo Luật Quy hoạch đang được hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng: Hà Nội chưa quyết chọn tư vấn nước ngoài nào
16:50' - 21/03/2017
Đến thời điểm hiện tại, Thành phố chưa quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia thực hiện lập đồ án Quy hoạch dọc hai bên bờ sông Hồng
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội công bố quy hoạch khu "thành phố vườn" phía Nam Đại lộ Thăng Long
19:11' - 14/02/2017
Ngày 14/2, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức công bố quy hoạch chi tiết khu đô thị chức năng phía Nam Đại lộ Thăng Long tỷ lệ 1/500 thuộc phường Mễ Trì, Trung Văn, Phú Đô (Nam Từ Liêm).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?