Đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế
Ngày 27/4, tại Hội thảo Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam, do Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cùng nhóm cộng sự đã đề xuất ý tưởng phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư kinh tế - xã hội giai đoạn tới.
Tại Dự thảo Quy hoạch Điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045, nguồn vốn đầu tư xấp xỉ 13 tỷ USD/năm. Tại Dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường bộ cũng cần khoảng 2,5 tỷ USD/năm (theo kịch bản đầu tư mức trung bình).
Nhóm nghiên cứu cho rằng, với quy mô GDP cuối năm 2020 (sau điều chỉnh) là 343,6 tỷ USD, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới sẽ là rất lớn. Rõ ràng, nếu chỉ dựa vào thị trường vốn trong nước sẽ rất khó đáp ứng được nhu cầu vốn lớn cho đầu tư hạ tầng kinh tế, vốn dĩ đòi hỏi nguồn vốn trung và dài hạn.
Mặt khác, trong giai đoạn 2016 – 2020, bội chi ngân sách nhà nước đạt bình quân là 3,45% GDP. Tỷ lệ nợ công cuối năm 2020 tăng lên 55,3% GDP, nợ Chính phủ chiếm 49,1% GDP, nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu này đều thấp hơn trần Quốc hội giao trong kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020.
Do vậy, so với cả thực tiễn hiện tại và các mục tiêu đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP), Chính phủ có dư địa để tiếp tục phát hành trái phiếu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế có một số yếu tố hỗ trợ tích cực. Trước hết, ngưỡng trần nợ công (bao gồm nợ Chính phủ và tổ chức quốc tế) đang thấp hơn so với các tiêu chí mà các tổ chức quốc tế đánh giá. Trên thị trường tài chính quốc tế, Việt Nam được đánh giá là đối tác uy tín, thanh toán nợ đúng hạn.
Đáng chú ý, mặt bằng lãi suất hiện đang được giữ ở mức thấp trên các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam phát hành được trái phiếu với mức lãi suất danh nghĩa thấp hơn, tiết kiệm chi phí và giảm áp lực trả nợ.
Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam cũng đã có 3 lần phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế và ghi nhận khá thuận lợi. Đặc biệt, các đợt phát hành này cũng giúp các nhà hoạch định chiến lược tích lũy kinh nghiệm khi trái phiếu mới phát hành năm 2014 có lãi suất thấp hơn hẳn so với 2 lần phát hành trước. Đồng thời, việc hoán đổi trái phiếu đã làm giảm nghĩa vụ trả lãi trái phiếu trong mỗi kỳ trả lãi tương đương hơn 5 triệu USD.
Với nhu cầu huy động vốn lớn cũng như kinh nghiệm thực tế, nhóm chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên xem xét đến phương án xây dựng chương trình phát hành trái phiếu trung hạn toàn cầu. Đây là khung hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế chuẩn được các nhà đầu tư chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu và thường được áp dụng bởi các nhà phát hành trái phiếu quốc tế thường xuyên.
Chương trình phát hành trái phiếu trung hạn cho phép Chính phủ linh hoạt phát hành trái phiếu quốc tế đa dạng các loại tiền tệ với khối lượng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong khi vẫn sử dụng cùng một bộ khung hồ sơ pháp lý.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế huy động, sử dụng và quản lý nguồn tiền thu được sau phát hành đảm bảo tính hiệu quả. Nguồn tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu quốc tế cần gắn với các đợt giải ngân cho các dự án đầu tư nhằm hạn chế tình trạng đọng vốn dẫn đến lãng phí nguồn lực, giảm thiểu rủi ro phát sinh giữa khối lượng phát hành với nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện và bảo đảm khả năng tạo nguồn trả nợ khi đến hạn.
Tuy vậy, nhóm chuyên gia cũng cho rằng, thị trường có thể xảy ra tình trạng các nhà đầu tư quốc tế tại thời điểm đó lo ngại rủi ro đối với một quốc gia nói riêng hoặc các thị trường mới nổi nói chung. Do vậy, với từng đợt phát hành, Chính phủ có thể cân nhắc tới việc đưa vào điều khoản về phương án trả dần nợ gốc, lựa chọn mua lại trước thời điểm đáo hạn, hoặc hình thành quỹ chìm trong phương án phát hành…
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, chuyên gia tài chính cũng cho rằng, việc phát hành trái phiếu Chính phủ là trong những kênh quan trọng để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, việc phát hành trái phiếu Chính phủ thường xuyên ra thị trường vốn quốc tế đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến an ninh tiền tệ quốc gia, nhất là vấn đề nợ công bằng ngoại tệ. Vì vậy, trước khi triển khai thực hiện, việc phát hành cần phải được xem xét, nghiên cứu kỹ và chuẩn bị kịch bản ứng phó với các rủi ro nếu có./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Bức tranh thị trường vốn trong kỷ nguyên mới
10:26' - 30/03/2021
Phát triển thị trường vốn cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước tham gia huy động vốn theo hướng giảm tỷ trọng vay tín dụng thương mại, đa dạng các hình thức huy động bổ sung vốn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Làn sóng SPAC tiếp tục chi phối thị trường vốn thế giới đầu năm 2021
13:37' - 04/02/2021
Trong tháng 1/2021, các doanh nghiệp đã huy động được 546 tỷ USD từ lượng cổ phiếu và trái phiếu phát hành mới khi các thương vụ niêm yết qua công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) lập kỷ lục.
-
Tài chính
Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn thương mại rộng lớn
16:52' - 07/12/2020
Trong 2 ngày 7-8/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia quốc tế tổ chức hội thảo chuyên đề về "Tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư".
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Nhà đầu tư nên thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp
20:51' - 19/08/2022
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Tài chính
Đồng ruble của Nga tiệm cận ngưỡng cao nhất trong 4 tuần
17:09' - 19/08/2022
Vào đầu phiên giao dịch ngày 19/8 tại thị trường chứng khoán Moskva, đồng ruble tăng lên gần mức cao nhất trong 4 tuần qua so với đồng USD nhờ các khoản thanh toán thuế thúc đẩy nhu cầu đồng ruble.
-
Tài chính
Nợ công của Việt Nam giảm mạnh
11:29' - 19/08/2022
Theo bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP.
-
Tài chính
WB giải ngân hơn 49 tỷ USD giúp Mỹ Latinh đối phó với dịch COVID-19
10:43' - 19/08/2022
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, tổ chức này đã giải ngân khoản hỗ trợ kỉ lục 49,8 tỷ USD để giúp Mỹ Latinh và Caribe đối phó với các tác động y tế, kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra,
-
Tài chính
Đức sẵn sàng chi thêm hàng tỷ USD để kiềm chế lạm phát
10:40' - 19/08/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết nước này có thể triển khai thêm một gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD để chống lạm phát.
-
Tài chính
Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm
09:42' - 19/08/2022
Trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,2 điểm so với tháng trước và cao nhất kể từ tháng 12/2014.
-
Tài chính
Thuế giao dịch tiền điện tử và fintech mang về cho Indonesia hàng triệu USD
08:06' - 18/08/2022
Từ tháng 5/2022, thu ngân sách từ thuế giao dịch tiền điện tử và fintech của Indonesia đạt gần 100 tỷ rupiah mỗi tháng, đồng thời hy vọng rằng con số này sẽ ngày càng tăng
-
Tài chính
Đề nghị Hải Phòng nghiên cứu không thu phí hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ nội địa
12:51' - 17/08/2022
Bộ Tài chính vừa có công văn số 8058/BTC-CST gửi UBND TP Hải Phòng về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
-
Tài chính
Nhật Bản thâm hụt thương mại tháng thứ 12 liên tiếp
10:35' - 17/08/2022
Số liệu công bố cho thấy thâm hụt thương mại trong tháng Bảy của Nhật Bản là 1.436,8 tỷ yen, cũng là mức chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu cao nhất trong tháng Bảy kể từ năm 1979.