Đề xuất thành lập Cảng vụ đường thủy khu vực miền Trung
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết vừa có tờ trình và đề xuất Bộ Giao thông Vận tải sớm có quyết định thành lập Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V (trực thuộc Cục) để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về đường thủy đối với các tuyến đường thủy quốc gia tại khu vực miền Trung (Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình...). Một trong những lý do đề xuất là từ 1/8/2023, Bộ Giao thông Vận tải kết thúc ủy quyền cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải tại cảng, bến thủy và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Trước đó, từ 1/1/2023, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã kết thúc ủy quyền Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị, thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn. Từ ngày 15/1/2023, kết thúc ủy quyền cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An thực hiện công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy trên các tuyến đường thủy quốc gia thuộc hai địa phương này. Hiện toàn quốc có 4 Cảng vụ Đường thủy nội khu vực (I, II, III, IV) trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý cảng, bến thủy trên hầu hết các tuyến đường thủy quốc gia tại khu vực phía Bắc và Nam. Tại khu vực miền Trung, việc quản lý đối với đường thủy quốc gia được ủy quyền cho địa phương, song nhiều địa phương chưa tổ chức cơ quan cảng vụ dẫn đến công tác quản lý cảng, bến thủy còn nhiều hạn chế, bất cập. Do chưa có cơ quan cảng vụ đường thủy khu vực miền Trung nên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện mới tạm thời bố trí, điều động nhân sự của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I, II để tổ chức quản lý cảng, bến thủy tại Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Đối với địa bàn Quảng Nam, sau khi kết thúc ủy quyền (1/8/2023), Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giao Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II thực hiện quản lý cảng, bến thủy; còn Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền. Theo quy định hiện hành, cảng vụ đường thủy chỉ quản lý chuyên ngành đối với cảng, bến thủy, khu neo đậu phương tiện thủy đã được cấp phép hoạt động. Nhằm nâng hiệu quả, Bộ Giao thông Vận tải đang thí điểm giao Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực thực hiện thêm chức năng quản lý nhà nước về luồng tuyến đường thủy quốc gia. Thời gian thí điểm từ 1/1-31/12/2023./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vận tải đường thủy, giảm áp lực cho đường bộ
17:16' - 10/07/2023
Cục Đường thủy Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực triển khai tốt hơn nữa chủ trương giảm áp lực cho vận tải đường bộ, chuyển sang vận tải đường thủy.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở thêm nhiều tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy tại TP.HCM
15:06' - 10/07/2023
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh dự kiến mở tuyến tàu cao tốc Tp. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), phà biển Cần Giờ - Gò Công Đông (Tiền Giang)...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp đột phá phát triển giao thông đường thủy nội địa
11:41' - 28/06/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang xây dựng danh mục, thứ tự ưu tiên các dự án; trong đó có đường thủy nội địa để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, các tổ chức tín dụng đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31' - 02/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09' - 02/05/2025
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07' - 02/05/2025
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00' - 02/05/2025
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.