Đề xuất thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị, việc giao dự toán chi kinh phí hoạt động kinh tế đường sắt từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với việc bảo dưỡng công trình, thực hiện đặt hàng theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Đối với hoạt động sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và các công việc khác, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. Ông Lê Hoàng Minh, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, việc giao vốn bảo trì năm 2021 cũng đang thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính giao dự toán về Bộ Giao thông Vận tải, sau đó Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán cho Cục Đường sắt Việt Nam. Trên cơ sở đó, Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng thực hiện với các đơn vị phù hợp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối với việc thực hiện vốn bảo trì năm 2021, Chính phủ chỉ đạo và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng có nguyện vọng ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với Bộ Giao thông Vận tải. Vì vậy, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thay mặt bộ ký hợp đồng đặt hàng với tổng công ty. Nhưng sang năm 2022, thay vì Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng đặt hàng thì bộ giao cho Cục Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Cũng theo ông Lê Hoàng Minh, trước đây Bộ Giao thông Vận tải giao thẳng vốn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vì đơn vị này khi đó còn trực thuộc bộ, năm 2020 tiếp tục giao vốn do vẫn còn một số vướng mắc từ các quy định pháp luật chưa thống nhất, đồng bộ. Từ năm 2021, Bộ không giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nữa mà đặt hàng, còn dự toán vẫn giao về Cục Đường sắt Việt Nam theo đúng Luật Ngân sách nhà nước. Còn tại sao lại thực hiện theo hình thức đặt hàng, ông Lê Hoàng Minh cho rằng, Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định rõ hình thức thực hiện vốn bảo trì hạ tầng đối với các lĩnh vực giao thông. Với bảo trì đường bộ, đường thủy, hàng không phải thực hiện theo hình thức đấu thầu. Nhưng với bảo trì đường sắt thì thực hiện đặt hàng vì hạ tầng đường sắt hiện nay lạc hậu, lại là đường đơn. “Đây là đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ bảo trì. Bản chất thì tiền vốn và dự toán vẫn của cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Cục Đường sắt Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải giao vốn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện hợp đồng đặt hàng, việc thanh, quyết toán đều phải thông qua kho bạc. Còn Cục Đường sắt Việt Nam sẽ là cơ quan kiểm soát, thực hiện các thủ tục liên quan để đơn vị bảo trì thanh toán tại kho bạc”, ông Minh chia sẻ thêm. Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Minh thông tin, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Đây thực sự là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để thực hiện việc giao vốn, triển khai. Trong đề án có nhiều nội dung liên quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức giao dự toán bảo trì, đặt hàng… Nếu được duyệt, việc giao dự toán, thực hiện vốn bảo trì đường sắt sẽ thực hiện theo đề án. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt. Liên quan đến việc triển khai thực hiện việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề này. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/5, Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và đến nay, việc đặt hàng toàn bộ công việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 đã được hoàn thành. Ông Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, dù việc ký hợp đồng đặt hàng diễn ra chậm khoảng 5 tháng so với các năm 2020, nhưng việc triển khai cơ bản thuận lợi. Sau khi ký hợp đồng với các công ty bảo trì, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tạm ứng tiền, các công ty triển khai, thực hiện duy tu, đảm bảo an toàn, chi trả lương cán bộ công nhân viên đầy đủ./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều hạng mục dự án nâng cấp, cải tạo đường sắt Bắc - Nam đã hoàn thành
14:48' - 09/08/2021
Dự nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam trị giá 7.000 tỷ đồng đã hoàn thành nhiều hạng mục và đưa vào khai thác an toàn.
-
Doanh nghiệp
Đoàn tàu container từ Việt Nam sang Bỉ: Tăng lợi ích từ dịch vụ logistics đường sắt
15:02' - 03/08/2021
Ngành đường sắt đang đẩy nhanh các dịch vụ logistics nhằm bù đắp nguồn thu, giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt miễn tiền vé tàu với nhân viên y tế hỗ trợ miền Nam chống dịch
20:32' - 25/07/2021
Đường sắt sẽ vận chuyển miễn phí các đoàn y, bác sĩ vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ chống dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ)
17:51'
Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển năng lượng nguyên tử để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
17:49'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thông điệp, Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử, trong đó có điện hạt nhân, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
WB quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
15:48'
WB khẳng định rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Hiện WB đã cử thêm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đến Việt Nam để phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hợp tác giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
13:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư và thúc đẩy thương mại công bằng, bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ
13:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp nâng cấp các tuyến đường quốc lộ có lượng lưu thông cao
12:59'
Về sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ quan trọng, nhiều đoạn đường cũ, hư hỏng hoặc xuống cấp sẽ được sửa chữa triệt để.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.