Đề xuất thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Chiều 8/6, Quốc hội thảo luận về các nội dung liên quan đến việc triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trao đổi bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu cho rằng, trong khi chờ đợi sân bay Long Thành thì nên thu hồi sân golf ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để có thêm gần 160 ha đất, tăng công suất, giảm tình trạng ngập úng, kẹt cứng hiện nay.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, do nhu cầu vận tải tăng cao, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang khai thác quá tải công suất thiết kế. Theo đó, năm 2016 đạt 32,5 triệu hành khách, trong đó có 20,6 triệu hành khách nội địa, vượt 37% công suất khai thác và gần 12 triệu hành khách quốc tế.Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh), lộ trình xây dựng sân bay Long Thành còn dài. Nếu giao diện tích sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất với đề án sử dụng cụ thể, việc đầu tư của ngành hàng không sẽ đem lại thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.
Khi sân bay Long Thành xây dựng xong, đi vào hoạt động và sân bay Tân Sơn Nhất không còn quá tải thì cơ quan chức năng có thể bàn với ngành hàng không để lấy lại diện tích này và sử dụng vào mục đích phù hợp.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị, các cấp có thẩm quyền nên sớm cho phép thu hồi sân golf ở khu vực Tân Sơn Nhất, giao lại cho ngành hàng không để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. “Nhiều cử tri đề xuất giao diện tích sân golf về cho sân bay Tân Sơn Nhất.Chính phủ cần chủ trì cùng với Bộ Quốc phòng và ngành hàng không dân dụng nghiên cứu kỹ ý kiến này. Nếu hợp lý thì bàn với nhà đầu tư tư nhân giao diện tích này cho sân bay Tân Sơn Nhất”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Là người sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và chứng kiến sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi đó đất sân bay lại được cắt ra làm sân golf, nhà hàng khách sạn, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng điều này là rất vô lý.“Nếu dành đất phục vụ cho mục đích quân sự thì sẵn sàng và không phải tranh cãi, nhưng ở đây lại trở thành đất dân sự để kinh doanh là điều không thể chấp nhận được. Vì sân golf chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người, không vì lợi ích chung”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm không nên tồn tại sân golf trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải, một số đại biểu cho rằng, nếu lấy lại được đất sân golf thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng thêm gần 160 ha. Điều này sẽ góp phần tăng công suất khai thác sân bay, hạn chế việc sân bay bị ngập như vừa qua, máy bay đậu qua đêm không phải bay xuống sân bay khác gây tốn kém cho các hãng hàng không và giúp tăng thu ngân sách.Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) phân tích, có thể chuyển khoảng đất bị thu hồi thành sân bay quân sự hoặc sân bay nội địa ở một số lĩnh vực nào đó để giảm quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất trước khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động chính thức.
Thời gian chờ đợi sân bay Long Thành đi vào hoạt động còn rất dài. Vì thế, cùng với xây dựng sân bay Long Thành thì cũng nên mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất để giải quyết tình trạng quá tải gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua./.
>>> Phân chia lại vùng trời khu vực kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất
>>> Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành: Làm rõ chính sách hỗ trợ đền bù
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 21 dự án luật
16:03' - 08/06/2017
Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 3, chiều 8/6, đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ thủy lợi
13:28' - 08/06/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 8/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần giải pháp toàn diện, khả thi về xử lý nợ xấu
13:24' - 07/06/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu
13:04' - 07/06/2017
Sáng 7/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.