Đề xuất tổ chức hội nghị Nghiên cứu Phát triển G20 về công nghệ năng lượng sạch
Đây là lần đầu tiên G20 tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng hai bộ năng lượng và môi trường.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko nói: “Kể từ khi thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc có hiệu lực, động lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên khắp thế giới đã gia tăng... Giờ đây, việc kết hợp giữa các chính sách năng lượng và môi trường trong các lĩnh vực này là rất cần thiết”.
Ông Seko nhấn mạnh Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ các công nghệ chủ chốt như hydrogen, đặc biệt là công nghệ “tái sử dụng carbon”, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên G20 trong lĩnh vực này.Theo ông Seko, Nhật Bản đưa ra sáng kiến tổ chức hội nghị quốc tế thường niên “Nghiên cứu và Phát triển G20 về các công nghệ năng lượng sạch” (RD20) với sự tham gia của các lãnh đạo của các viện nghiên cứu hàng đầu ở các nền kinh tế thành viên G20 để thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ.Bên cạnh đó, với tư cách nước chủ nhà, tại hội nghị lần này, Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra đề xuất thiết lập một khuôn khổ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm rác thải nhựa ra đại dương.
Theo đó, các nước sẽ soạn thảo các kế hoạch hành động tương ứng để giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch này.
Nhật Bản hy vọng rằng khuôn khổ mới sẽ tương tự như thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại Mỹ có thể sẽ không tham gia khuôn khổ mới này nếu các mục tiêu trong khuôn khổ mới mang tính ràng buộc như thỏa thuận Paris.
Bên cạnh đó, Nhật Bản có kế hoạch kêu gọi tăng cường các nỗ lực đánh giá thực trạng thải rác nhựa ra đại dương, đồng thời đề xuất thảo luận về việc hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển giảm rác thải nhựa. Cùng với các đề xuất về giảm rác thải nhựa, tại hội nghị này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) dự kiến sẽ công bố lộ trình kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sử dụng CO2 để làm nhiên liệu và sản xuất vật liệu.Bằng việc thúc đẩy đổi mới công nghệ với sự hợp tác của các ngành và giới nghiên cứu, METI đặt mục tiêu thương mại hóa các loại nhiên liệu thay thế cho xăng và các loại vật liệu thay thế cho bêtông sản xuất từ CO2 vào năm 2030.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là một diễn đàn của 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo GDP, PPP) và Liên minh châu Âu (EU). Hiện tại, G20 chiếm 90% tổng sản phẩm thế giới (GWP), 80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Petrolimex muốn hợp tác đầu tư năng lượng sạch
08:19' - 15/05/2019
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang có kế hoạch đầu tư dự án khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) để phối hợp với đối tác Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát triển năng lượng sạch.
-
Kinh tế Thế giới
Phát triển năng lượng sạch: Những thành tố “quý hơn vàng” (Phần 2)
05:48' - 29/03/2019
Nhu cầu năng lượng sạch tăng cao có nghĩa là nhu cầu đối với nguyên vật liệu sử dụng để làm ra những công nghệ năng lượng sạch này cũng sẽ phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Phát triển năng lượng sạch: Những thành tố “quý hơn vàng” (Phần 1)
05:30' - 28/03/2019
Giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu đang ngày một phức tạp, các chính trị gia đã bắt đầu chú ý hơn đến tầm quan trọng của việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
3 bài học cho phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
10:17' - 18/03/2019
Đầu tư vào năng lượng sạch là xu thế tất yếu để một quốc gia đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững trong tương lai. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.