Đề xuất ý tưởng điều chỉnh hướng đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ gắn với Vành đai 3
Ngày 12/4 tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu vùng và đô thị tổ chức hội thảo “Ý tưởng điều chỉnh hướng tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ (đoạn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương)” nhằm kết hợp với Vành đai 3 tạo nên hành lang giao thông đường sắt – đường bộ có năng lực lớn, có thể triển khai các giải pháp tích hợp đa phương thức.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ có tổng chiều dài 174 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Điểm đầu là ga An Bình (Bình Dương) và điểm cuối là Cái Răng (Cần Thơ). Tại Tp. Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt này đi song song với Vành đai 2, qua địa bàn thành phố Thủ Đức, Quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh.Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình, Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu vùng và đô thị (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, dự án đường sắt sau nhiều năm quy hoạch vẫn chưa triển khai. Hiện dọc tuyến Vành đai 2 hiện đã đô thị hóa nhanh, giá nhà đất trong khu vực tăng lên rất cao. Ước tính, giá đền bù giải phóng mặt bằng dọc tuyến Vành đai 2 hiện đã tăng 2,5 - 3 lần so với giá đền bù trên Vành đai 3. Do đó, nếu điều chỉnh kết nối tuyến đường sắt với Vành đai 3 sẽ giảm nhiều chi phí so với hướng tuyến hiện hữu.
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu vùng và đô thị đề ra hai nhóm phương án điều chỉnh hướng tuyến gồm: kết hợp một phần đường sắt Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ vào Vành đai 3; kết hợp phần lớn đoạn tuyến đường sắt vào Vành đai 3; trong đó, ưu tiên phương án 2 với việc kết hợp gần như hoàn toàn đường sắt vào một phần bên trái của Vành đai 3.
Cụ thể theo phương án này, từ điểm đầu tuyến tại ga An Bình, tuyến đi theo hành lang đã quy hoạch về phía Bắc đến ga Dĩ An và ga Bình Chuẩn. Sau đó, rẽ trái và đi theo Vành đai 3 về phía Nam, đến vị trí gần cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ đi tiếp xuống vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hành lang đã được quy hoạch trước đây. TS. Trịnh Văn Chính, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, việc bố trí đường sắt đi chung với hành lang của Vành đai 3 sẽ tiếp cận và đi song song theo hành lang đường bộ, lộ giới cần giải phóng mặt bằng thêm khoảng 20m.Kết hợp này đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, tạo nên một hành lang giao thông có năng lực cao, góp phần phát triển giao thông công cộng trong khu vực, giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng, giảm giao cắt khác mức, tạo sự ổn định cuộc sống cho người dân, giảm kinh phí đầu tư xây dựng.
Hướng tuyến điều chỉnh theo phương án này có thay đổi khá nhiều so với phương án được phê duyệt nhưng tạo tiềm năng phát triển các đô thị mới; đồng thời, tạo được vành đai kết hợp đường sắt - đường bộ cho khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Trao đổi về ý tưởng này, ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện Ban quản lý dự án đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu về dự án này. Ý tưởng đưa ra tại hội thảo rất quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh có bước đột phát mới, trong đó có thể nghiên cứu huy động nguồn lực từ đất.Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoài Chung, nhóm cần nghiên cứu so sánh tuyến khi điều chỉnh hướng tuyến từ Vành đai 2 ra Vành đai 3, nhất là phân tích rõ lý thuyết giảm chi phí mặt bằng và vấn đề quản lý quy hoạch; trong đó, lưu ý tính pháp lý về quy hoạch của đề xuất này. Cùng với đó, cần đánh giá tác động xã hội, cơ cấu tuyến phục vụ hàng hóa – hành khách và phải có dự báo về vấn đề này.
Tại hội thảo, một số chuyên gia cũng nêu vấn đề về tính khả thi của ý tưởng điều chỉnh hướng tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, khi Vành đai 3 hiện đã có lộ giới quy hoạch, chỉ giải phóng mặt bằng 1 lần nên không có quỹ đất cho tuyến đường sắt này…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề nghị sử dụng nguồn cát hồ Dầu Tiếng cho dự án Vành đai 3
19:13' - 10/04/2023
UBND Thành phố đề nghị UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước quan tâm và sớm có chủ trương cho phép khai thác khoáng sản tại khu vực hồ Dầu Tiếng để phục vụ cho dự án đường Vành đai 3.7
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...