Đến lượt Tencent “rơi vào tầm ngắm” của Bắc Kinh
Cơ quan Quản lý Quy định thị trường Trung Quốc (SAMR) ngày 24/7 đã yêu cầu hãng công nghệ Tencent từ bỏ đặc quyền cấp phép âm nhạc của mình, đồng thời phạt hãng này vì hành vi vi phạm luật cạnh tranh, trong bối cảnh Bắc Kinh đang mạnh tay siết chặt quản lý những “gã khổng lồ công nghệ” tại quê nhà.
SAMR đã thông báo phạt Tencent 500.000 NDT (77.141 USD) vì những vi phạm trong thương vụ mua lại China Music hồi năm 2016.
Trong một thông báo, SAMR cho biết sau khi thương vụ mua lại China Music hoàn tất, Tencent đã sở hữu hơn 80% kho thư viện âm nhạc độc quyền, khiến hãng này có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh vì có thể đạt được nhiều thỏa thuận độc quyền với các chủ sở hữu bản quyền âm nhạc.
SAMR đã yêu cầu Tencent và các công ty con trong vòng 30 ngày phải từ bỏ đặc quyền cấp phép âm nhạc, đồng thời chấm dứt các yêu cầu đối với các chủ sở hữu bản quyền âm nhạc phải cho công ty những ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh.
Sau đó, Tencent sẽ phải báo cáo với SAMR về tiến độ thực hiện của mình hàng năm trong vòng ba năm và SAMR sẽ giám sát chặt chẽ việc Tencent có tuân thủ theo yêu cầu hay không.
Đáp lại, trong một thông báo, Tencent cho biết sẽ tuân thủ tất cả yêu cầu của SAMR, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Tencent sẽ làm việc với các công ty con, trong đó có Tencent Music Entertainment để thực hiện những thay đổi đó và đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định.
Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh trong quá trình kiềm chế sức mạnh của các công ty công nghệ trong nước.
Thời gian qua, một số công ty công nghệ Trung Quốc đã phát triển nhanh, trở thành những công ty có giá trị nhất trên thế giới.
Tencent đã niêm yết cổ phiếu tại thị trường Hong Kong, có giá trị vốn hóa thị trường gần 656 tỷ USD.
WeChat, một dịch vụ tin nhắn, trò chơi, âm nhạc và công nghệ tài chính phổ biến nhất tại Trung Quốc thuộc sở hữu của Tencent.
Đầu tháng này, các nhà quản lý Trung Quốc cũng đã khởi động cuộc điều tra an ninh mạng đối với dịch vụ gọi xe Didi sau khi hãng này thực hiện một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) lớn tại Mỹ.
Năm 2020, Bắc Kinh cũng đã phạt Alibaba 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật cạnh tranh, đồng thời “chặn” thương vụ “lên sàn” trị giá 34,5 tỷ USD của Ant Group.
Hồi tháng 4/2021, SAMR cũng đã triệu tập 34 công ty công nghệ, trong đó có Tencent và ByteDance, và yêu cầu các công ty công nghệ này phải tuân thủ các quy định về chống độc quyền./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Hãng công nghệ Tencent chi gần 1,3 tỷ USD mua lại công ty điện tử Sumo Group
09:19' - 20/07/2021
"Gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings sẽ mua công ty trò chơi điện tử Sumo Group trong một thỏa thuận định giá công ty Anh ở mức 919 triệu bảng Anh (1,27 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc ngăn chặn thương vụ “sáp nhập” do Tencent dẫn dắt
19:55' - 10/07/2021
Cơ quan Quản lý Quy định thị trường Trung Quốc (SAMR) ngày 10/7 thông báo ngăn chặn việc sáp nhập hai trang web phát trực tiếp trò chơi điện tử lớn nhất nước theo kế hoạch của Tencent.
-
Kinh tế và pháp luật
Trung Quốc phạt Alibaba và Tencent trong các vụ kiện chống độc quyền
21:07' - 07/07/2021
Tổng Cục Quản lý Giám sát Thị trường Nhà nước Trung Quốc ngày 7/7 thông báo đã phạt các công ty, trong đó có các tập đoàn công nghệ là Alibaba và Tencent.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09'
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34'
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.