Đến năm 2033 giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thông qua các văn kiện, nghị quyết xuyên suốt trong nhiều năm qua. Đặc biệt là các quy định về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); việc tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động cũng như các chế độ chính sách của người lao động.
Với mục tiêu nhìn lại 10 năm phát triển công tác an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam, các ý kiến đóng góp của đại diện bộ ngành trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội nghề nghiệp... sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về công tác ATVSLĐ của Việt Nam, nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu, rút ra bài học để đưa ra những định hướng, giải pháp triển khai trong thời gian tới.
Trong 10 năm qua, công tác Quản lý ATVSLĐ đã được đẩy mạnh nhất là sau khi Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” và Luật An toàn, vệ sinh lao động được ban hành, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ được nâng cao rõ rệt.
Các hoạt động ATVSLĐ đã chú trọng đến công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tăng cường cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất, gắn ATVSLĐ với bảo vệ môi trường, mở rộng việc quản lý ATVSLĐ ra khu vực phi chính thức...
Phạm vi thống kê tai nạn lao động được mở rộng đến khu vực không có quan hệ lao động từ năm 2016, số liệu thống kê ngày càng đầy đủ hơn, cộng thêm sự gia tăng về quy mô lao động, sản xuất, đặc biệt trong một số ngành lĩnh vực như xây lắp, điện, cơ khí, khai khoáng, số tuyệt đối về tai nạn lao động mặc dù có xu hướng gia tăng về số vụ nhưng mức độ nghiêm trọng giảm. Tai nạn lao động chủ yếu xảy ra đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về mất an toàn lao động và gia tăng ở khu vực không có quan hệ lao động.
Tuy nhiên, sau 10 năm, công tác ATVSLĐ của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện các yêu cầu của chỉ thị 29-CT/TW. Theo báo cáo khảo sát đánh giá từ các địa phương, doanh nghiệp, bộ, ngành, công tác tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ đã được cải thiện với nhiều hình thức đa dạng. Chính phủ và các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm hơn tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người lao động và cộng đồng về ATVSLĐ. Nhưng hàm lượng ATVSLĐ trong chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa cao. Việc tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ cho khu vực không có hợp đồng lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiếu thốn về nguồn lực.
Thêm vào đó, sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng công chức về ATVSLĐ là một vấn đề trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ ATVSLĐ cũng hạn chế khi thường xuyên có sự luân chuyển nhưng công tác tập huấn nghiệp vụ lại gặp khó khăn về vấn đề kinh phí. Nguồn lực thanh kiểm tra về vấn đề ATVSLĐ cũng còn nhiều vướng mắc. Tình trạng mất ATVSLĐ vẫn diễn ra nhiều, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Tình hình tai nạn lao động còn phức tạp do chưa được thống kê đầy đủ. Bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người lao động.
Trước những vướng mắc trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra mục tiêu chung là tiếp tục chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; giảm ô nhiễm môi trường lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ; đặc biệt, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức và cá nhân, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia. Bộ cũng phấn đấu đến năm 2033, trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người.
Theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, Việt Nam đang trong thời điểm quan trọng để thúc đẩy công bằng xã hội nhờ những nỗ lực cải cách không ngừng nhằm phát triển kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động và việc làm. Về công tác ATVSLĐ, Luật An toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam đã đưa ra khuôn khổ vững chắc để cải thiện sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế (bao gồm thành phần chính thức hay phi chính thức). Việt Nam có khoảng gần 70 % lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Do vậy, trong quá trình rà soát và sửa đổi Luật An toàn, Vệ sinh lao động sắp tới, Việt Nam cần có những cơ chế thực sự bảo vệ nhóm người lao động trong khu vực này tốt hơn. Các chính sách ATVSLĐ sắp tới của Việt Nam có thể sẽ phải tính đến các tác động của biến đổi khí hậu đối với an toàn sức khỏe; phúc lợi tập thể của người lao động. ILO sẵn sàng cung cấp chuyên môn kỹ thuật và các công cụ để giúp cho các quốc gia thành viên mở rộng việc thu thập dữ liệu ATVSLĐ và cải thiện tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Đánh giá toàn diện việc sửa quy định pháp luật với lao động làm việc cho nước ngoài tại Việt Nam
21:53' - 24/08/2023
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc sửa đổi quy định pháp luật với lao động Việt Nam làm việc cho nước ngoài tại Việt Nam là vấn đề nhạy cảm nên cần đánh giá toàn diện, thận trọng các tác động.
-
Đời sống
Người lao động được trả lương thế nào khi đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9?
06:39' - 24/08/2023
Theo quy định, người lao động đi làm thêm trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023 sẽ được hưởng mức lương là bao nhiêu so với ngày thường?
-
DN cần biết
Hàn Quốc cho phép lao động Việt Nam sang làm việc theo visa riêng
18:17' - 10/08/2023
EPS cho phép người lao động đến từ 16 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia, sang Hàn Quốc làm việc theo loại visa riêng.
-
Kinh tế & Xã hội
Các doanh nghiệp điện tử, giày da ở Bình Dương rục rịch tuyển mới hàng ngàn lao động
17:32' - 08/08/2023
Hơn 200 doanh nghiệp tại Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng lao động mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đà Lạt giảm giá, miễn phí dịch vụ dịp Festival hoa
19:08' - 29/11/2024
Theo thống kê, hiện 22 điểm tham quan, du lịch, cà phê check-in trên địa bàn thành phố công bố miễn phí, tặng vé vào cổng hoặc giảm 50% giá vé dịch vụ cho du khách trong ngày khai mạc Festival 5/12.
-
Đời sống
Bến Tre vận động xây dựng 782 nhà Nghĩa tình đồng đội
16:53' - 29/11/2024
Cựu chiến binh các cấp đã hiến gần 129.000 m2 đất mở rộng đường nông thôn; xây mới 374 cây cầu; vận động xây dựng 782 nhà nghĩa tình đồng đội, với số tiền hơn 65 tỷ đồng.
-
Đời sống
Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ phát huy các mô hình tiêu biểu
16:04' - 29/11/2024
Ngày 29/11, tại Sóc Trăng, Cụm thi đua số 8 - Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024.
-
Đời sống
Cụ ông người Brazil được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới
14:57' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Sách Kỷ lục thế giới Guinness đã vinh danh cụ ông João Marinho Neto ở Brazil là “người đàn ông sống thọ nhất thế giới”.
-
Đời sống
Ai là người sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt Nam?
13:53' - 29/11/2024
Ngày 29/11, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/11
05:00' - 29/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 29/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đồng Tháp tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
19:38' - 28/11/2024
Từ lâu, sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, số lượng sếu đầu đỏ tìm về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng giảm.
-
Đời sống
Vinamilk tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM
15:59' - 28/11/2024
Đã có gần 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo cần phẫu thuật tim và mắt đã được hỗ trợ từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM với tổng kinh phí là hơn 8,2 tỷ đồng.
-
Đời sống
Giáng sinh Noel 2024 rơi vào thứ mấy?
14:06' - 28/11/2024
Noel năm 2024 sẽ rơi vào ngày Thứ 3 - 24/12 và Thứ 4 - 25/12. Bạn nên đánh dấu vào lịch để có thể lên kế hoạch cho những buổi tiệc Giáng sinh, những hoạt động trang trí, cũng như các buổi gặp gỡ.