Dệt may "ngoại" rất cần doanh nghiệp Việt trong chuỗi liên kết sản xuất
Với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu dệt may Việt Nam được dự báo có thể chạm ngưỡng xấp xỉ 40 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, niềm vui đi kèm với nỗi lo khi ngành sẽ phải đối mặt với những điều kiện ngặt nghèo về xuất xứ hàng hóa mà Hiệp định này đặt ra.
Doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ xoay xở ra sao và liệu Việt Nam có trở thành "sân chơi" của các doanh nghiệp FDI hay không, BNEWS đã có buổi trao đổi với ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam xung quanh vấn đề này.
BNEWS: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007, dệt may được cho là có rất nhiều cơ hội về thị trường, đầu tư. Tuy nhiên có thể thấy, cho đến nay, giá trị gia tăng hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn thấp. Vậy ngành dệt may rút ra được kinh nghiệm nào từ vấn đề này khi TPP chính thức có hiệu lực?
Ông Vũ Đức Giang: Việt Nam gia nhập WTO thì chúng ta vẫn bị ràng buộc bởi dòng thuế từ những nước nhập khẩu vào Việt Nam cũng như Việt Nam nhập khẩu vào các nước nên chưa tạo ra sức hút có tính toàn diện như Hiệp định TPP.
Đây cũng là nguyên nhân hạn chế các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm hoàn tất.
Trong bài học kinh nghiệm từ WTO, vấn đề xây dựng chiến lược thị trường ngành dệt may cũng đã nhận thức rõ nếu không xây dựng được một chiến lược dài hạn thì khó mà thành công được trong thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Ngay cả khi với nhiều lợi ích mà TPP mang lại, nếu mỗi doanh nghiệp không có tầm nhìn chiến lược dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp mà chỉ nhìn ngắn hạn, không nghĩ đến cộng đồng doanh nghiệp và một chiến lược phát triển có tính xuyên suốt, gắn với chuỗi liên kết với nhau thì ngành dệt may Việt Nam khó thành công được.
Ngành dệt may Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đến năm 2050 phải xuất khẩu trên nhãn hiệu của Việt Nam được khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nếu ngành dệt may không làm quyết liệt vấn đề này thì các doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ làm thuê cho các nhãn hiệu của các nước.
Vì vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu của riêng mình và bán sản phẩm từ thiết kế của mình thì mới không bị thua trên sân nhà.
BNEWS: Một trong những quy tắc để được hưởng thuế suất từ 17% về 0% là xuất xứ nguyên phụ liệu phải từ Việt Nam hoặc là một trong các nước TPP trong khi hiện nay nguyên phụ liệu hiện nay đa số là từ Trung Quốc. Ông có thể đánh giá về năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp trong nước về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa mà TPP đặt ra?
Ông Vũ Đức Giang: Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đang tập trung cho chiến lược kêu gọi các doanh nghiệp phát triển các khu công nghiệp lớn để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm hoàn tất.
Các doanh nghiệp dệt và nhuộm hiện nay cũng đang tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất, đặc biệt là vai trò của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thành viên lớn nhất của Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư nhiều dự án lớn về sợi, dệt, nhuộm hoàn tất.
Song song đó, Hiệp hội cũng đang kêu gọi đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore,….kể cả những nước như Nga, Mỹ cũng đang có những dự án đầu tư vào dệt may Việt Nam.BNEWS: Nhiều ý kiến cho rằng cơ hội để doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi TPP có hiệu lực là liên kết chuỗi sản xuất khép kín, từ đầu vào nguyên liệu cho đến các sản phẩm hoàn chỉnh. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Vũ Đức Giang: Trong chiến lược phát triển thị trường của mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng được chuỗi liên kết.
Dệt may Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ với những chuỗi liên kết về thị trường sản xuất sợi.Chính vì vậy, hiện nay các nhà sản xuất sơ, bông ở nước ngoài cũng rất cần vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi liên kết này.
Và, chỉ khi thực hiện được điều này thì lợi ích mà Hiệp định TPP mang lại mới có hiệu quả.
BNEWS: Thưa ông, để hài hòa giữa thu hút đầu tư FDI đồng thời tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng thì cần có những giải pháp mạnh mẽ nào từ phía cơ quan nhà nước?
Ông Vũ Đức Giang: Đây là vấn đề mà chúng tôi đang rất bức xúc. Do vậy, để thu hút được đầu tư nước ngoài thì cần 5 yếu tố để chiến lược phát triển dài hạn dệt may mang lại hiệu quả.
Theo đó, định hướng của Nhà nước và Chính phủ trong Chiến lược phát triển dệt may, quy hoạch của ngành dệt may đã có nhưng tính tuân thủ quy hoạch này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đòi hỏi sự tuân thủ của các Bộ, ngành, của các cơ quan cấp giấy phép, các cơ quan quản lý địa phương cấp phép cho đầu tư. Bởi vì, mạnh địa phương nào, địa phương đó đầu tư thì sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch.
Các địa phương cần tham vấn các cơ quan liên quan để biết cần đầu tư cái gì, đầu tư ở mức độ bao nhiêu nhằm đảm bảo tính ổn định, tính chiến lược.
Hơn nữa, các văn bản pháp quy của Chính phủ, của Nhà nước phải có tính ổn định, không nên thay đổi thường xuyên vì bản thân doanh nghiệp cũng không thể xoay sở kịp thời.
Mặt khác, những bộ ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp phải tạo ra động lực và điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Thu hút đầu tư không chỉ ở trong nước mà cả thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cần sự minh bạch, rõ ràng, chắc chắn, xuyên suốt và tạo ra động lực bảo vệ họ.
Ngoài ra, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang có sự cạnh tranh không lành mạnh. Những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang tận dụng những lợi thế sẵn có của Việt Nam như đất đai, nhân công lao động, giá điện, giá nước và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này hoạt động không có lãi trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải hạch toán rõ ràng.
BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Từ khóa :
- dệt may Việt Nam
- chuỗi liên kết
- TPP
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kim ngạch trao đổi hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ dự kiến đạt 40 tỷ USD
17:01' - 10/12/2015
Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có sự cải thiện nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn ở các lĩnh vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh, cạnh tranh sẽ càng mạnh
08:12' - 07/12/2015
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may, Thủy sản và ngành gỗ đối mặt rào cản từ EVFTA
19:47' - 03/12/2015
Vấn đề về thuế sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhưng vấn đề và những rào cản kỹ thuật với một thị trường khó tính như EU chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn
-
Kinh tế Thế giới
Sau EVFTA, cần cẩn trọng với các rào cản kỹ thuật
08:30' - 03/12/2015
Một quan chức của Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, cảnh báo khi các rào cản về thuế quan được cắt giảm theo EVFTA, những rào cản khác có thể sẽ được dựng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu dệt may năm 2015 dự kiến đạt 27,5 tỷ USD
17:56' - 26/11/2015
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2015 đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014; tỷ lệ nội địa hóa đạt 51%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.