Dệt may Việt Nam gần như không có vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu
“Vai trò của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu gần như không có”. Câu nói tưởng như phũ phàng của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã hóa giải khi nhiều năm qua, ngành dệt may luôn nằm trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng chỉ tham gia nhiều nhất là các công đoạn cắt và may (tức là gia công).
Để tìm lối đi hướng Việt Nam trở thành điểm đến của chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may toàn cầu vẫn đang khiến các doanh nghiệp dệt may loay hoay và trăn trở.
Mắt xích rời rạcÔng Vũ Đức Giang không ngần ngại chia sẻ, ngành dệt may tuy có tốc độ tăng trưởng khá nhưng vẫn phải phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc (chiếm gần 50%).Điều này ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước nếu thị trường này có những biến động bất lợi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dường như vẫn chỉ biết làm phần của mình, chưa chú ý nhìn ra xung quanh xem các đồng nghiệp, thậm chí là đối thủ của mình làm như thế nào.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn ngại hợp tác, thậm chí là không biết hợp tác với nhau để trở thành bạn hàng của nhau, hợp tác để tạo thành chuỗi, cùng tìm một chiến lược phát triển dài hạn, bền vững.
Bà Trần Thu Hiền, Giám đốc Tổng công ty May Nhà Bè (Chi nhánh phía Bắc) cho hay, Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng rất bị động, chỉ tập trung vào những phần dễ làm, có thế mạnh chứ chưa thực sự hướng đến nhu cầu và sự thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất để tìm cách tự đáp ứng thay vì trông chờ vào nhập khẩu.Đưa ra một ví dụ, bà Hiền cho biết, mỗi năm đơn vị này phải nhập khẩu tới 70% vải nguyên liệu, trong nước chỉ cung cấp được 30% còn lại. Các phụ liệu đơn giản như khóa kéo, nút áo, chỉ… thì không thiếu, nhưng những phụ kiện cao cấp, cầu kỳ thì vẫn phải nhập. Còn theo bà Trương Thị Thanh Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, Việt Nam hiện sử dụng khoảng 400.000 tấn bông mỗi năm, nhưng chỉ có 3.000 tấn nguyên liệu này được cung cấp bởi các chuỗi cung ứng trong nước, phần còn lại là nhập khẩu.Phần lớn máy móc, hóa chất và thuốc nhuộm mà ngành dệt và may mặc của Việt Nam sử dụng cũng đều phải nhập khẩu. Điều đó cho thấy, chuỗi cung ứng vẫn là yếu điểm của ngành dệt may Việt Nam.
Nhận định về vấn đề này, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho rằng, xu hướng phát triển dệt may trên thế giới là phát triển chuỗi cung ứng trọn gói, giao dịch thương mại điện tử.Đây chính là một thách thức buộc ngành dệt may phải có sự thay đổi trong thời gian tới. Tuy vậy, hiện mới chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia vào phần thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp, gia công, cung cấp phụ tùng thay thế, chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính.Hơn nữa, với khoảng 90 – 95% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất được thực hiện bằng các chuỗi cung ứng bao gồm nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất, nghiên cứu nhưng cũng chỉ có gần 10% các nguyên liệu đầu vào cung cấp cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sử dụng là có nguồn gốc trong nước.
Nâng “chất”cho sản phẩmTheo ông Vũ Đức Giang, muốn làm tăng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp dệt may cần tập trung phát triển nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, thay đổi phương thức sản xuất. Đây chính là giải pháp nâng “chất” cho sản phẩm dệt may xuất khẩu và tăng cường sự gắn kết, phối hợp với nhau để tranh thủ được lợi thế của từng doanh nghiệp, tạo ra chuỗi cung ứng trong nước một cách chủ động và có hiệu quả hơn.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, thời điểm hiện tại đã có nhiều nhà đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm vải tại Việt Nam như Texhong (Trung Quốc) với sản phẩm sợi, đan, nhuộm; Crytal Pacific (Hồng Kông) với sản phẩm may mặc hay Shengzhou (Trung Quốc) với các sản phẩm dệt kim, nhuộm…Tuy nhiên, để vị thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam được nâng cao khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần tích lũy kinh nghiệm nhiều năm làm hàng gia công để thay đổi chiến lược trong sản xuất, quản lý; xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được đơn hàng khó, tiến tới những phương thức sản xuất cao hơn, thoát khỏi vị trí chỉ là khâu gia công sản phẩm…, tạo nền tảng tốt cho doanh nghiệp chuyển sang sản xuất hàng FOB (cung ứng thêm nguyên liệu), ODM (từ thiết kế gốc phát triển thành sản phẩm)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may, Thủy sản và ngành gỗ đối mặt rào cản từ EVFTA
19:47' - 03/12/2015
Vấn đề về thuế sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhưng vấn đề và những rào cản kỹ thuật với một thị trường khó tính như EU chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn
-
Kinh tế Thế giới
Sau EVFTA, cần cẩn trọng với các rào cản kỹ thuật
23:10' - 02/12/2015
Một quan chức của Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, cảnh báo khi các rào cản về thuế quan được cắt giảm theo EVFTA, những rào cản khác có thể sẽ được dựng lên.
-
Thị trường
Xuất khẩu dệt may năm 2015 dự kiến đạt 27,5 tỷ USD
17:56' - 26/11/2015
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2015 đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014; tỷ lệ nội địa hóa đạt 51%.
Tin cùng chuyên mục
-
Xe & Công nghệ
Các hãng ô tô quốc tế gấp rút vận chuyển xe tới Mỹ trước thời hạn áp thuế mới
08:23' - 24/03/2025
Các nhà sản xuất ô tô quốc tế đang gấp rút vận chuyển xe và linh kiện chính đến Mỹ trước đợt áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, vốn đe dọa gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xe hơi.