Dệt may Việt Nam và con đường khẳng định vị thế
Trên thị trường may mặc toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành điểm đến cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn, nhờ sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, môi trường chính trị ổn định, quy mô sản xuất ngày càng tăng...
Việt Nam - nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới
Trang tin fashionunited.de ngày 2/8/2021 dẫn số liệu thống kê mới nhất về thương mại thế giới năm 2021, do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố, cho biết Việt Nam đã vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, với giá trị xuất khẩu đạt 142 tỷ USD.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới để phát triển.
Do đó, dù dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chậm lại trong năm 2020, nhưng đã phục hồi nhanh từ những tháng cuối năm 2020 và bứt phá mạnh trong những tháng đầu năm 2021.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 22 tỷ USD so với mục tiêu khoảng 39 tỷ USD của năm nay, thị phần của ngành dệt may tăng lên 6,7% so với 5% của năm ngoái.
Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng mạnh so với con số 150 của năm 2016.
Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…
Cơ cấu chủng loại hàng may mặc của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõ dưới tác động của dịch bệnh COVID-19.
Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần, quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, quần áo Vest…
Hàng may mặc vẫn là nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và mang tính chi phối chiếm trên 83% đối với toàn ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua và những năm tiếp theo.
Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như: vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt.
Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao. Trong giai đoạn 2016-2020, khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0,26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6,13%/năm.
Ngoài nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới, sự phát triển của ngành dệt may còn có sự đóng góp của nhiều yếu tố.
Trong đó, việc Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) năm 2019 cũng giúp thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu; hay căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc và tác động của dịch COVID-19 cũng đã khiến cho xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam nhanh hơn…
Nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19
Theo Bộ Công Thương, hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định EVFTA, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến Quý III năm nay. Mục tiêu xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2021 là khoảng 39 tỷ USD.
Tuy nhiên, mục tiêu này đang trở nên khó khăn hơn khi nhiều doanh nghiệp tại phía Nam đang phải tạm dừng sản xuất để phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong sản xuất của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất dệt may trong tháng 8/2021 tại khu vực phía Nam hiện đã bị đứt gãy 90%, rủi ro từ giao hàng chậm, mất khách hàng và ảnh hưởng đến phát triển ngành trong năm 2022 rất hiện hữu.
Chỉ cần doanh nghiệp bị dừng sản xuất từ 2-3 tuần thì đã có nguy cơ chậm tiến độ giao hàng và bị phạt.
Cụ thể, các doanh nghiệp làm gia công theo đơn đặt hàng của đối tác mà giao hàng chậm sẽ bị phạt, mất tiền gia công; đối với doanh nghiệp làm theo phương thức FOB còn có thể bị thiệt hại lớn hơn nếu đối tác từ chối nhận hàng do giao chậm.
Đó là chưa kể, khi sản xuất bị chậm, doanh nghiệp phải đổi từ giao hàng đường thủy sang hàng không, chi phí sẽ tăng lên nhiều. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thua lỗ.
Ngoài ra, ông Vũ Đức Giang cho rằng, thiếu hụt lao động cũng là mối lo lớn với doanh nghiệp. So với cùng kỳ năm 2020, nhu cầu tuyển dụng trong mảng này đã tăng khoảng 50-60%.
Trong khi theo đánh giá gần đây của Navigos lại chỉ ra, dệt may không còn là lựa chọn hàng đầu của người lao động bởi mức lương thấp hơn các ngành khác, khiến nhiều người không mặn mà.
Ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh, xuất khẩu những tháng cuối năm của ngành sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh.
Nếu dịch được khống chế, tháng 9 các nhà máy mở cửa trở lại thì vẫn có khả năng xuất khẩu đạt 39-39,5 tỷ USD, còn không chỉ dừng ở 32-33 tỷ USD.
Để kịp trả đơn hàng cho đối tác, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải vừa phải lo sản xuất, vừa thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp đang tiến hành mua và tiêm vaccine cho người lao động.
Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động với trên 2,5 triệu lao động, riêng đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là 150.000 lao động.
Các doanh nghiệp ngành dệt may đều có quan điểm thống nhất về việc sẵn sàng chịu mọi chi phí để tiêm được vaccine cho người lao động của mình.
Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex, Vinatex cần tới trên 1 triệu liều vaccine để tiêm cho người lao động và người phụ thuộc vào người lao động của ngành này.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong dịch COVID-19, trước tiên là cần ưu tiên tiêm vaccine cho đối tượng lao động trong các ngành sản xuất và vận tải, đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics, như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.
Để hỗ trợ cho xuất khẩu dệt may, song song với việc tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời, Bộ Công Thương sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới… ./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành dệt may đi tìm lời giải cho mục tiêu xuất khẩu giữa "bão" COVID-19
19:42' - 02/08/2021
Dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các nhà máy sản xuất của nhiều ngành nghề; trong đó có dệt may buộc phải đóng cửa.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may của Ấn Độ vào EU và Anh gặp khó
21:21' - 01/08/2021
Với các mức thuế cao mà các nhà xuất khẩu Ấn Độ phải đối mặt tại các thị trường quan trọng như EU và Anh đang ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ.
-
Chuyển động DN
Ngành dệt may nỗ lực không để đứt gãy chuỗi sản xuất
17:06' - 30/07/2021
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến doanh nghiệp khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể vận chuyển hàng hóa nguyên liệu, không đủ nhân lực ổn định sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.