Ngành dệt may đi tìm lời giải cho mục tiêu xuất khẩu giữa "bão" COVID-19
Trao đổi với phóng viên TTXVN sáng 2/8/2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đánh giá, với nhiều khó khăn này, xuất khẩu dệt may trong cả năm nay có thể chỉ đạt khoảng 32-33 tỷ USD, thay vì con số 39-39,5 tỷ USD như mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Phóng viên: Xin ông cho biết, tình hình tiêm vaccine COVID-19 tại các doanh nghiệp dệt may hiện nay như thế nào?
Chủ tịch Vũ Đức Giang: Tỷ lệ tiêm vaccine của ngành dệt may Việt Nam hiện còn rất thấp. Tiêm vaccine là do Chính phủ phân về các địa phương. Từng địa phương đánh giá thấy lĩnh vực nào thiết yếu thì tổ chức tiêm trước rồi tới các lĩnh vực khác.
Tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, theo phản ánh của các doanh nghiệp dệt may, trong tuần vừa qua và trong tuần này, các doanh nghiệp đã được bố trí tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, tại khu vực phía Nam, trọng tâm sản xuất của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là ngành may chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ, hiện nay tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp. Trong bối cảnh hiện tại, điều cấp bách là Chính phủ cần đánh giá thực trạng các ngành công nghiệp; trong đó có ngành công nghiệp dệt may ở các địa phương để có chính sách phân bổ vaccine về các địa phương. Các địa phương cũng cần quan tâm tiêm cho người lao động trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Phóng viên: Hiện nay, người lao động tại các doanh nghiệp dệt may đang rời khỏi các tỉnh, thành phía Nam khá nhiều. Theo ông, điều này đặt ra thách thức như thế nào cho các doanh nghiệp trong thời gian tới? Chủ tịch Vũ Đức Giang: Hiện người lao động đang rời khu vực phía Nam, cụ thể như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… về các tỉnh miền Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Trung Nam bộ. Người lao động đã về quê, khả năng không quay lại khi các địa phương được mở cửa trở lại, do đó, doanh nghiệp hoạt động trở lại là thách thức rất lớn. Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, nếu số lao động có quay trở lại khả năng chỉ đạt được 60-65%. Ngành dệt may Việt Nam sẽ đối mặt thách thức lớn ngay trong tháng 8 và cả quý III/2021. Phóng viên: Ông dự báo ra sao về kết quả xuất khẩu dệt may cả năm nay, liệu có đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm trong bối cảnh hàng loạt khó khăn bủa vây như trên? Chủ tịch Vũ Đức Giang: Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may đạt gần 19 tỷ USD. Nếu hết tháng 8/2021 kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại khu vực phía Nam, các doanh nghiệp trở lại làm việc ở trạng thái bình thường theo Chỉ thị 15 của Chính phủ thì con số xuất khẩu cả năm nay dự kiến đạt khoảng 32-33 tỷ USD. Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu ban đầu đặt ra năm 2021 là 39-39,5 tỷ USD. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Phóng viên: Ngoài sụt giảm xuất khẩu đáng kể so với mục tiêu, khó khăn từ dịch COVID-19 còn có thể gây ra những tác động bất lợi như thế nào cho phát triển ngành dệt may trong dài hạn, thưa ông? Chủ tịch Vũ Đức Giang: Đối với tình hình hiện nay, nếu doanh nghiệp không được tiêm vaccine sẽ làm đứt gãy nguồn cung, đứt gãy chuỗi sản xuất của ngành dệt may Việt Nam cho toàn cầu. Khối doanh nghiệp đối mặt với vấn đề không đảm bảo cam kết thời gian giao hàng cho các nhãn hàng. Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng các nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 30-35%. Tôi cho rằng tới đây, hàng loạt nhà máy này thậm chí sẽ phải đóng cửa lâu dài, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là bởi các doanh nghiệp không có đủ tiềm lực để chi phí các vấn đề cho làm việc “3 tại chỗ”, trả lương hỗ trợ cho người lao động để người lao động quay trở lại làm việc… Đây là thách thức rất lớn trong ổn định mô hình của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong dài hạn, nếu đến cuối năm 2021, xuất khẩu dệt may chỉ đạt khoảng 32-33 tỷ USD, dệt may Việt Nam sẽ khó có khả năng giữ chân đối tác./. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ngành dệt may nỗ lực không để đứt gãy chuỗi sản xuất
17:06' - 30/07/2021
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến doanh nghiệp khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể vận chuyển hàng hóa nguyên liệu, không đủ nhân lực ổn định sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Mối lo với doanh nghiệp dệt may nửa cuối năm
16:45' - 02/07/2021
Để kịp trả đơn hàng cho đối tác, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải chạy hết công suất, đồng thời đảm bảo an toàn phòng dịch cho người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo về “cái giá” của chủ nghĩa bảo hộ thương mại
16:22'
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo chính sách bảo hộ đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn và các thị trường mới nổi, làm tăng giá cả trên toàn thế giới, làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
IAEA muốn đóng vai trò cầu nối trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
07:00'
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho rằng cơ quan này nên đóng vai trò cầu nối trong tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone
21:05' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất chỉ đạo nhằm hỗ trợ nền kinh tế khu vực Eurozone đang gặp khó khăn và chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cát Bà thuận lợi để phát triển đảo du lịch xanh
19:20' - 17/04/2025
Đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh vừa đáp ứng yêu cầu thời đại, vừa khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về Net Zero. Điều này sẽ góp phần đưa Cát Bà thành tọa độ du lịch tầm cỡ quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ cháy rừng cao, các địa phương không chủ quan với "giặc lửa"
17:44' - 17/04/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150 ha rừng, tăng trên 2 lần về số vụ, diện tích rừng bị thiệt hại gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Anh cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công dữ liệu DNA
09:37' - 17/04/2025
Những mối đe dọa này vượt xa phạm vi rò rỉ dữ liệu thông thường, gây rủi ro cho quyền riêng tư cá nhân, tính toàn vẹn khoa học và an ninh quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD quan ngại khi các nước cắt giảm viện trợ nước ngoài
07:50' - 17/04/2025
OECD bày tỏ lo ngại về triển vọng viện trợ nước ngoài, khi công bố số liệu cho thấy viện trợ phát triển trên toàn thế giới vào năm 2024 giảm lần đầu tiên trong 6 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
14:24' - 16/04/2025
Các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Cựu Tổng thống Mỹ J.Biden quan ngại chương trình an sinh xã hội
14:09' - 16/04/2025
Ông Biden cho rằng những cắt giảm gần đây của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đang gây “thiệt hại và tàn phá nghiêm trọng” hệ thống an sinh xã hội.