Di sản “shophouse” của Singapore được giới siêu giàu thế giới săn đón
Khi nhắc đến những biểu tượng du lịch của Singapore, những shophouse được trang trí công phu và nhiều màu sắc, nằm dọc các con phố cổ kính, không phải là thứ mà các hướng dẫn viên du lịch thường giới thiệu. Nhưng trong vài năm gần đây, các căn nhà này lại đặc biệt thu hút giới siêu giàu nước ngoài tìm cách sở hữu.
Từ vợ tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập và là ông chủ của Tập đoàn thương mại công nghệ khổng lồ Alibaba, đến siêu sao Thành Long của Hong Kong (Trung Quốc), cũng như doanh nhân, tỷ phú người Tây Ban Nha, Ricardo Portabella Peralta - những người giàu có và nổi tiếng nhất thế giới - đều có tên trong danh sách những người đã mua nhà phố thương mại ở Singapore.Không những vậy, một nguồn tin giấu tên chia sẻ với hãng tin CNBC rằng tỷ phú Ray Dalio, nhà sáng lập quỹ đầu tư Bridgewate, cũng đã mua hai shophouse dọc phố Club Street của Singapore.Trong báo cáo phát hành tháng 5/2024, công ty tư vấn bất động sản Knight Frank chỉ ra rằng, doanh số bán nhà phố thương mại trong quý I/2024 của Singapore đã tăng 52,2% so với quý trước đó, lên 169,1 triệu SGD (tương đương 125 triệu USD). Trước đó, vào năm 2023, doanh số bán các căn nhà loại này đã giảm nhẹ so với năm trước đó, nhưng vẫn cao hơn mức trước đại dịch COVID-19, đồng thời giá bán cũng cao hơn.Theo một số nhân viên môi giới, shophouse ở Singapore đang được bán với giá khoảng 5.000-6000 SGD/Ft² (foot vuông, 1 foot vuông tương đương 0,09290304 m2) và một số căn có giá đến 8.000 SGD/Ft², tương đương khoảng 63.700 USD/m2. Mức giá đó ngang ngửa với mức giá mà các nhãn hàng thời trang cao cấp Prada và Kering (công ty mẹ của hãng thời trang Gucci) đã chi cho các thương vụ thâu tóm mặt bằng kinh doanh bán lẻ tại Đại lộ số 5 thuộc thành phố New York - một trong những khu phố bán lẻ sầm uất nhất của Mỹ.Theo Công ty dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield, New York là thành phố có giá bán và cho thuê mặt bằng kinh doanh đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2023. Giá thuê mặt bằng bán lẻ trung bình trên khu vực trung tâm của Đại lộ số 5 (upper Fifth Avenue) lên đến 2.000 USD/Ft²/năm, tương đương khoảng 21.500 USD/m2/năm.Chia sẻ với hãng truyền thông CNBC (Mỹ), các chuyên gia bất động sản cho rằng nhiều doanh nhân quan tâm tới các nhà phố thương mại vì họ coi chúng là một loại tài sản phòng ngừa rủi ro an toàn hay một món đồ sưu tầm quý giá. Xu hướng này đặc biệt rõ lên trong những năm gần đây.Chuyên gia Sebestian Soh, người đứng đầu mảng lập kế hoạch không gian bất động sản tại công ty đầu tư và bất động sản Meir Collective, cho biết: “Đây là những ‘viên ngọc quý’ có hạn của Singapore. Bởi chỉ có khoảng 6.000 căn như vậy. Những gì được bảo tồn sẽ không bao giờ có thể tái tạo được”.Được những người nhập cư Trung Quốc xây dựng vào thế kỷ XVIII, shophouse ở Singapore thường là một tòa nhà 2-3 tầng được thiết kế để kinh doanh thương mại ở tầng trệt và không gian sống cho các hộ gia đình ở tầng trên. Đặc điểm kiến trúc shophouse của Singapore là phần mái hiên phía trước tiếp giáp nhau giữa các căn liền kề. Ở một thành phố thường xuyên có giông bão nhiệt đới và nắng gay gắt như Singapore, điều này đã tạo ra một lối đi có mái che liên tục để du khách có thể đi dạo.Tại Singapore, có khoảng 6.700 công trình như thế này. Các căn nhà phố thương mại ở Singapore có nguồn gốc cách đây hàng trăm năm khi các thương nhân người Hoa và gia đình của họ đến định cư vào thập niên 1840. Chúng được xây dựng liên tục cho đến cuối thập niên 1960. Bắt đầu từ năm 1965, khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia, các căn nhà phố dần biến mất. Nhiều căn bị phá bỏ để nhường chỗ cho những khối văn phòng và trung tâm mua sắm hào nhoáng, có lối kiến trúc hiện đại với nhiều tiện nghi hơn.Đến thập niên 1980, Chính phủ Singapore bắt đầu thay đổi quan điểm và tập trung giữ gìn những căn nhà phố cổ kính, xem đây là những địa điểm lịch sử cần bảo tồn.Nhưng shophouse của Singapore mới thực sự nhận được sự quan tâm của giới đầu tư trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Đặc biệt là sau khi chính phủ nước này ban hành hàng loạt biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản trong nước vào tháng 4/2023.Cụ thể, Chính phủ Singapore đã thu thuế bổ sung đối với người dân địa phương mua căn nhà ở thứ hai và tăng gấp đôi phí trước bạ đối với người nước ngoài mua bất động sản nhà ở từ 30% lên 60% trong nỗ lực giảm nhiệt thị trường nhà đất.
Shophouse, phần lớn được phân loại là thương mại nên sẽ được miễn các khoản thuế này. Theo các chuyên gia bất động sản, hiện tại, phần lớn các căn nhà phố thương mại đang được các cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp giàu có ở địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài mua lại.Giám đốc Loyalle Chin của công ty Propnex, chuyên về mảng kinh doanh shophouse, cho biết: “Ngày nay, chỉ những người siêu giàu mới đủ khả năng mua nhà phố thương mại. Những cá nhân có tài sản ròng cực cao là những người sở hữu ít nhất 30 triệu USD”. Ông Chin chia sẻ các “nhà giàu” đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của mình: “Và một lĩnh vực rất hấp dẫn về bất động sản ở châu Á-Thái Bình Dương là tài sản bảo tồn”.Tin liên quan
-
Đời sống
Singapore đóng cửa các bãi biến do sự cố tràn dầu
07:30' - 16/06/2024
Singapore đã đóng cửa các bãi biển trên đảo Sentosa ở phía Nam trong ngày 15/6 do một vụ tràn dầu từ một bến tàu gần đó.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore sẵn sàng trở thành trung tâm giao dịch vàng hàng đầu thế giới
16:33' - 11/06/2024
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Singapore sẵn sàng trở thành trung tâm vàng hàng đầu thế giới, khi các giao dịch chuyển sang phía Đông.
-
Kinh tế và pháp luật
Singapore: Các ngân hàng siết chặt quản lý sau bê bối rửa tiền 3 tỷ USD
06:30' - 11/06/2024
Nhiều ngân hàng ở Singapore đang kiểm tra kỹ lưỡng nhóm khách hàng giàu có cũng như khách hàng tiềm năng nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn những giao dịch liên quan đến rửa tiền.
-
Ý kiến và Bình luận
Singapore bước vào kỷ nguyên mới
09:10' - 01/06/2024
Ở mức khoảng 88.000 USD, GDP bình quân đầu người của Singapore trên thực tế đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Vào thời điểm giành được độc lập năm 1965, nước này nghèo hơn cả Nam Phi hay Jordan.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.