Dịch COVID-19: 140 quốc gia cấm công dân Hàn Quốc nhập cảnh
Số quốc gia và vùng lãnh thổ lên kế hoạch hoặc đang áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từng ở Hàn Quốc trong vòng 2 tuần qua cũng tăng lên con số 71.
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Bolivia và Nam Phi là những quốc gia mới nhất áp dụng quy định trên, đồng thời trong tuần này cũng sẽ cấm nhập cảnh đối với tất cả hành khách đến từ một số nước và khu vực có dịch nghiêm trọng, trong đó có Hàn Quốc.
Chỉ có 6 nước vẫn giữ quy định trước đó, chỉ cấm nhập cảnh đối với những hành khách bay từ một số khu vực Đông Nam Hàn Quốc như thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsang ở miền Bắc, nơi dịch COVID-19 bùng phát mạnh.
Liên quan đến dịch COVID-19, ngày 15/3, các hãng hàng không Anh kêu gọi chính phủ hỗ trợ để có thể duy trì hoạt động trong cuộc khủng hoảng liên quan tới dịch sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm đi lại đối với công dân của các nước châu Âu, trong đó có Anh.
Hãng hàng không British Airways, thuộc International Consolidated Airlines, đã cảnh báo về mối nguy do dịch COVID-19 gây ra khiến các hãng hàng không trên thế giới phải hủy nhiều chuyến bay.
Tình hình càng diễn biến tiêu cực hơn vào cuối tuần qua khi các quốc gia là điểm đến được lựa chọn hàng đầu cho những kỳ nghỉ du lịch như Tây Ban Nha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi Mỹ đã bổ sung Anh và Ireland vào danh sách các quốc gia cấm đi lại nhằm ngăn chặn dịch lây lan.
Theo Cơ quan Thương mại Airlines UK, đã đến lúc các hãng hàng không thành viên như British Airways, Virgin Atlantic, Norwegian và Ryanair cần hành động.
Trong khi đó, theo Sky News, Chủ tịchVirgin Group, cổ đông lớn của hãng hàng không Virgin Atlantic, dự kiến sẽ yêu cầu Chính phủ Anh hỗ trợ 7,5 tỷ bảng Anh (9,2 tỷ USD) cho ngành hàng không.
Chính phủ Anh đã có cuộc họp với các lãnh đạo ngành hàng không và dự kiến tiếp tục thảo luận về tình hình hoạt động kinh doanh trước các ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong tuần này.
Dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu đi lại của người dân, khiến các hãng hàng không phải hủy nhiều chuyến bay, cắt giảm chi phí và yêu cầu chính phủ và cơ quan quản lý hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Trong khi đó, 3 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ là Delta Air Lines, American Airlines và United Airlines cho biết đã có các cuộc thảo luận với Chính phủ Mỹ về những biện pháp hỗ trợ có thể triển khai.
Về phần mình, tập đoàn hàng không Lufthansa (Đức) cho biết sẽ yêu cầu chính phủ một số nước châu Âu hỗ trợ để ứng phó ảnh hưởng bất lợi của dịch COVID-19.
Lời kêu gọi hỗ trợ của một số hãng hàng không lớn nhất thế giới cho thấy sự biến động mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng không trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu với việc lãnh đạo British Airways gọi đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của ngành hàng không thế giới, vượt qua cả sự kiện ngày 11/9/2001./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi tạm thời một số quy định xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài
09:38' - 14/03/2020
Chính phủ Việt Nam quyết định: tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với du khách tại một số nước trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Australia gia hạn lệnh cấm nhập cảnh với 4 nước
14:29' - 12/03/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, quyết định trên đồng nghĩa bất kỳ công dân nước ngoài nào cũng sẽ không được phép nhập cảnh Australia trong vòng 14 ngày kể từ khi họ rời khỏi 4 quốc gia nói trên.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch do virus Corona: 115 quốc gia hạn chế nhập cảnh với du khách đến từ Hàn Quốc
08:01' - 08/03/2020
Tính đến ngày 7/3 đã có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với những người đến từ Hàn Quốc bởi dịch do virus corona.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.