Dịch COVID-19: Bộ Y tế tổ chức tập huấn với các bệnh viện tại hơn 700 điểm cầu
Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã phân tích về phác đồ điều trị COVID-19 hiện nay Việt Nam đang áp dụng và luôn cập nhật với phác đồ của thế giới.
Theo đó 82,9% bệnh nhân ở cấp độ nhẹ chỉ cần điều trị thông thường và theo dõi sát bệnh nhân là có thể điều trị thành công và thực tế đã chứng minh điều này ở nước ta; chỉ có 15,3% là bệnh nhân có biến chứng nặng, gần 6% nghiêm trọng phải điều trị ở tuyến trung ương. Vì vậy các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để thu dung các bệnh nhân mắc khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. *Không được lơi lỏng Trao đổi với các cán bộ y tế, các y bác sĩ và chuyên gia tại hơn 700 điểm cầu trong cả nước, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, chăm sóc, điều trị, dự phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế là vấn đề rất quan trọng.Thời gian qua, mạng lưới chăm sóc người bệnh COVID-19 với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành, hồi sức tích cực, sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tích cực điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có ca tử vong, là một thắng lợi lớn.
Tuy nhiên, trước những diễn biến của dịch bệnh, không thể nói trước được điều gì mà càng cần phải dồn hết sức, trí tuệ, trang thiết bị, thuốc tốt nhất cho điều trị các bệnh nhân nặng nhất hiện nay và liên cập nhật thông tin về các trường hợp này hàng ngày,
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế chia sẻ, ngay từ ban đầu và cho đến thời điểm này, quan điểm điều trị của Việt Nam là bệnh nhân phát hiện tại đâu sẽ điều trị tại đó. Đây là điều quan trọng để chúng ta dành sức cho sau này, nếu xảy ra dịch bệnh trên diện rộng thì phát hiện ở đâu, chữa trị tại đó, "chứ không phải cứ có bệnh nhân là lại hốt hoảng chuyển lên tuyến trên. Chúng ta đừng nghĩ rằng tuyến cơ sở không phải điều trị mà lơi lỏng. Trong tình hình dịch như hiện nay, tuyến cơ sở càng phải tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức, hiểu biết về điều trị". Vì vậy cần tiếp tục tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực ở tất cả các tuyến, nhất là việc nâng cao kỹ năng trong chăm sóc, điều trị bởi vì bệnh này dễ lây, khó phòng. Tổng kết trong lịch sử loài người chưa từng có bệnh nào dễ lây như lần này, chỉ trong vòng có mấy tháng mà hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều có ca nhiễm, sức lan tỏa rất ghê gớm nên các cơ sở y tế có nguy cơ rất cao."Do đó, các kỹ năng trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân là rất quan trọng, các cơ sở y tế đều phải chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng trên toàn quốc, không chờ hỗ trợ từ trung ương, tuân thủ phương châm 4 tại chỗ", Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Tại hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch COVID-19 lên một cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao. Theo đó, những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là F1 có khả năng truyền bệnh, từ đó có thể phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập. Trong bối cảnh bệnh nhân nội trú và ngoại trú đã giảm so với trước, các bệnh viện cần tiếp tục thực hiện nghiêm những biện pháp phòng hộ và kỹ năng tiếp cận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân “Chúng tôi đã yêu cầu các bệnh viện thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như chiến lược, sách lược trong điều trị. Chúng ta phải chia kíp trực trong bệnh viện, các kíp cách nhau từ 7 đến 14 ngày. Nếu không may, kíp thứ nhất bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh dương tính thì cách ly kíp đó và huy động kíp sau tiếp tục. Làm như vậy để luôn luôn có đủ nguồn nhân lực làm việc, tránh tình trạng như vừa rồi, có ca dương tính là toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh *Dự trữ đủ thuốc điều trị khi cần Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng nhận định, tác nhân gây dịch COVID- 19 là loại virus mới nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tức là chưa có loại thuốc nào uống vào có thể lập tức chữa khỏi được bệnh này. Trong quá trình thế giới thử nghiệm, nghiên cứu phác đồ điều trị COVID-19 của Việt Nam liên tục cập nhật, sửa đổi cho phù hợp. Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, những loại thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị COVID-19, đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng. Nước ta cũng đã hạn chế xuất khẩu những loại dược phẩm liên quan đến điều trị COVID-19. Vì vậy, điều quan trọng nhất hiện nay là người dân hợp tác thưc hiện giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay là "vắc xin" trong phòng bệnh COVID-19, không có biện pháp nào tốt hơn. Chúng tôi cũng cho rằng cách ly trong điều trị rất quan trọng. Tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) chúng ta điều trị thành công là nhờ cách ly. Chúng ta phải lên kịch bản cách ly phòng bệnh, cách ly khoa ra sao, nhân viên y tế thì như thế nào. Cần phải có kịch bản cho tình huống khi dịch bệnh lan rộng."Chúng ta coi bệnh nhân là F1 không phải để cách ly mà là coi đấy là nguy cơ lây bệnh. Trong dịch bệnh phải có quy trình khắt khe, vì nếu để xảy ra một trường hợp, chúng ta phải phong tỏa cả một bệnh viện, mất nguồn nhân lực lớn", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần phải xác định dịch bệnh không tuân theo quy luật nào hết nên các tuyến tỉnh, huyện cần được huấn luyện kỹ càng về kỹ năng sử dụng các phương pháp hỗ trợ hô hấp, đặc biệt là máy thở; cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, khẩu trang... cho các nhân viên y tế. Tại buổi tập huấn, các chuyên gia cũng hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới về các biện pháp phòng ngừa, phân luồng, cách ly khi có trường hợp mắc và nghi nhiễm, đặc biệt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được chú trọng, hướng dẫn đánh giá kết quả xét nghiệm và thực hiện ở những phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép. Từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam đã ba lần cập nhật, điều chỉnh phác đồ điều trị và vẫn tiếp tục cập nhật đưa vào phác đồ điều trị những loại thuốc mới, phương pháp mới trong điều trị. Tại hội nghị, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên phải nắm bắt được phác đồ điều trị để có thể thu dung các bệnh nhân mắc COVID-19 khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 đang tấn công mạnh vào nông dân Mỹ
16:15' - 11/04/2020
Nguồn cung sữa dư thừa và giá gia súc lao dốc ngay cả khi giá món bít tết vẫn đắt đỏ, thực tế đang diễn ra này cho thấy đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tấn công mạnh vào nông dân Mỹ.
-
Đời sống
Dịch COVID-19: Cây “ATM gạo” giúp đỡ người nghèo đầu tiên ở Hà Nội
16:10' - 11/04/2020
Ngày 11/4, cây "ATM gạo" đầu tiên ở Hà Nội đã được lắp được tại khu vực Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, hoạt động từ 8 - 17h hàng ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Lấy mẫu xét nghiệm virus tất cả hành khách đi tàu về ga Sài Gòn
14:49' - 11/04/2020
Từ ngày 11/4, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với ga Sài Gòn triển khai khai báo y tế điện tử và lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tất cả hành khách đi tàu về ga Sài Gòn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Bộ Công Thương: Temu và Shein phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11
16:41' - 09/11/2024
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:07' - 08/11/2024
Cùng tham dự tọa đàm có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.