Dịch COVID-19: Các hãng hàng không thế giới cắt giảm tần suất chuyến bay
Dịch bênh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ra một hỗn hợp độc hại với sức khỏe ngành hàng không gồm các lệnh hạn chế đi lại và tâm lý lo ngại bao trùm các nhà đầu tư, dẫn tới nhu cầu đi lại giảm và buộc các hãng phải cắt giảm phần lớn tần suất các chuyến bay.
Tại Mỹ, Hãng hàng không Delta Air Lines Inc ngày 15/3 cho biết họ sẽ dừng các chuyến bay trên tuyến Detroit- London và New York-Dublin sau khi Nhà Trắng tuyên bố áp dụng lệnh cấm đi lại từ châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh và Ireland.
Trong khi đó, hãng hàng không American Airlines Inc (Mỹ) cho biết dự định giảm 75% số chuyến bay quốc tế cho đến ngày 6/5 và ngừng hoạt động gần như toàn bộ các máy bay thân rộng trong đội bay của họ.
Trước đó, United Airlines Co và Delta Airlines Inc ngày 14/3 thông báo kế hoạch cắt giảm các chuyến bay đến Vương quốc Anh, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ sung Anh và Ireland vào danh sách cấm đi lại với các nước châu Âu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Southwest Airlines, một trong số ít các hãng hàng không Mỹ vẫn đang duy trì các chuyến bay theo lịch trình, cho hay hãng "cân nhắc một cách nghiêm túc" việc giảm số chuyến bay tới Anh và Ireland.
United Airlines cũng thông báo sẽ tạm dừng các chuyến bay đến London xuất phát từ Houston và Denver bắt đầu từ ngày 16/3. United Airlines dự kiến sẽ duy trì ba chuyến bay hàng ngày từ Mỹ đến London và một chuyến bay hàng ngày đến Dublin đến cuối tháng Tư.
Tại Anh, Hãng hàng không Flybe của Anh là quân bài domino đầu tiên đổ gục sau "cú đập" của COVID-19 và dự đoán sẽ còn những hãng hàng không khác tiếp tục đứng trước bờ vực phá sản nếu tình hình không sớm được cải thiện.
Tập đoàn hàng không IAG ngày 16/3 thông báo sẽ cắt giảm ít nhất 75% số chuyến bay trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 5 do dịch bệnh bùng phát. Hãng hàng không EasyJet của Anh cho biết có thể buộc phải ngừng khai thác phần lớn đội bay của hãng do dịch bệnh.
Hãng Virgin Atlantic của Anh cho biết thêm hãng đã quyết định dừng khai thác 75% tổng số máy bay và trong tháng Tư sẽ nâng con số này lên 85%. Hãng này đã kêu gọi Chính phủ Anh cung cấp khoản hỗ trợ khẩn cấp tổng cộng 7,5 tỷ bảng (9,2 tỷ USD) để giúp ngành hàng không Anh duy trì hoạt động.
Dịch COVID-19 đang hoành hành tại Italy cũng đã khiến hãng hàng không British Airways của Anh hủy tất cả các chuyến bay đến và đi từ Italy sau khi một sắc lệnh phong tỏa trên toàn Italy được áp dụng từ ngày 10/3 tới 3/4.
Tại Pháp, hãng hàng không Air France cũng cắt giảm 70-90 công suất khai thác trong 2 tháng tới.
Tại Đức, Hãng Lufthansa sẽ giảm công suất ghế trên các chuyến bay đường dài tới 90%, ảnh hưởng chủ yếu đến các lộ trình đến châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.
Tại Australia, Hãng hàng không Qantas đã thông báo giảm 90% các chuyến bay ra nước ngoài, trong khi hãng hàng không Virgin Australia đã ngừng toàn bộ các chuyến bay quốc tế. Hiện Qantas vẫn duy trì 60% chuyến bay trong nước và Virgin Australia duy trì 50% chuyến bay trong nước.
Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu, thông báo sẽ giảm khoảng 80% lịch bay của hãng, bắt đầu tử nửa đêm 18/3 đến nửa đêm 24/3, chỉ duy trì một số rất ít chuyến bay để đáp ứng nhu cầu kết nối cần thiết giữa Anh và Ireland.
Hãng hàng không dân dụng liên doanh giữa Chile và Brazil LATAM thông báo sẽ cắt giảm 70% hoạt động, trong bối cảnh nhu cầu đi lại giảm sút và nhiều nước trong khu vực đóng cửa biên giới, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp của nhà nước để vượt qua cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Trước khi xảy ra khủng hoảng, LATAM có các chuyến bay tới 145 điểm đến ở 26 nước với khoảng 1.400 chuyến bay mỗi ngày. Hiện một số nước Mỹ Latinh như Argentina, Chile, Colombia và Peru đã tuyên bố đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Ngày 17/3, hãng hàng không dân dụng GOL lớn thứ hai của Brazil thông báo quyết định tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế từ 23/3 đến 30/6 do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhiều hãng hàng không bắt đầu nghĩ đến phương án xin cứu trợ của chính phủ. Các chính phủ cũng khẳng định hàng không là ngành đứng đầu trong danh sách ưu tiên giải cứu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại khi dịch bệnh tác động tới hầu hết các ngành kinh tế thì các chính phủ cũng phải đau đầu lựa chọn đâu là ngành cần ưu tiên.
Giới chuyên gia nhận định ngành hàng không có khả năng cao được giải cứu trước tiên vì đây là ngành đầu tiên "ngấm đòn" COVID-19 và đây cũng là ngành đóng vai trò quan trọng khi vận mệnh của ngành này gắn liền với nhiều ngành kinh tế quan trọng khác như du lịch, thương mại, và sản xuất máy bay.
>>> Cập nhật tin tức mới nhất về dịch COVID-19 tại đây
>>>Bộ Y tế thông báo các chuyến bay có người mắc COVID-19
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Boeing kêu gọi Chính phủ Mỹ hỗ trợ 60 tỷ USD cho ngành hàng không
13:21' - 18/03/2020
Boeing Co ngày 18/3 đã kêu gọi Chính phủ Mỹ hỗ trợ tài chính 60 tỷ USD cho ngành hàng không phải đối mặt với những tổn thất lớn từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
DN cần biết
Australia chi hơn 490 triệu USD "giải cứu" ngành hàng không quốc gia
10:01' - 18/03/2020
Ngành hàng không Australia sẽ nhận một gói cứu trợ của chính phủ, trị giá 715 triệu AUD (tương đương 490,5 triệu USD), nhằm đối phó với khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Hàng không thiệt hại 30 tỷ đồng do dừng chuyến bay
20:55' - 17/03/2020
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, riêng các hãng hàng không trong nước, sơ bộ ban tính toán thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay là khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Hàng không thế giới vào vùng "cần cứu trợ" do dịch COVID-19
19:12' - 17/03/2020
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến nhiều hãng hàng không trên toàn thế giới đối mặt mối đe dọa hiện hữu "chưa từng có" vì các lệnh hạn chế đi lại trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.