Dịch COVID-19: Cơ hội cho thương mại nông sản Việt
Sáng 27/4, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) kết hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức đối với thương mại nông sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19”.
Chia sẻ kết quả nghiên cứu Cơ hội và thách thức đối với thương mại nông sản Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19, bà Đỗ Liên Hương, Phó trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng (IPSARD) cho biết, xuất khẩu gạo tăng do nhu cầu tăng, dẫn tới giá tăng và kim ngạch tăng; xuất khẩu thủy sản và trái cây giảm do chuỗi cung ứng đứt gãy, vận chuyển gián đoạn, chi phí cao,… Thương mại nông sản tuy giảm nhưng thấp hơn mức giảm của thương mại hàng hóa chung, bởi lương thực thực phẩm là mặt hàng thiết yếu.Với mặt hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản năm 2020 giảm 1,9% so với năm 2019. Tác động lớn nhất của đại dịch COVID-19 đối với xuất khẩu thủy sản là chi phí đầu vào tăng, thiếu lao động trầm trọng do giãn cách xã hội, công suất sản xuất vì thế giảm mạnh.
Tuy nhiên, đến quý I/2021, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu tăng trưởng, với mức tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân được cho là kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh ở hầu hết các sản phẩm và thị trường. Dự báo về thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu; các nước khu vực châu Á và một số nước sản xuất cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan vẫn đang đối phó với dịch COVID-19 nghiêm trọng. Từ đó, thêm cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất - xuất khẩu giành thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ vẫn bị tác động bởi các gói cước vận chuyển và các chi phí đầu vào tăng ngoài khả năng kiểm soát. Về vấn đề sản xuất và thương mại rau quả, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018 liên tục tăng với tốc độ từ 20 - 40%. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả lại sụt giảm do chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19... Mặc dù rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ mặc dù bị tác động của dịch khiến giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm nhưng ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, sự sụt giảm không lớn và chỉ trong thời gian ngắn. Trong sự sụt giảm đó vẫn có những mặt hàng tăng trưởng như sản phẩm chế biến và sự gia tang về chủng loại. Năm 2021, sản xuất, tiêu thụ rau quả của Việt Nam sẽ khôi phục và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh.- Từ khóa :
- ipsard
- vasep
- dịch covid-19
- thương mại nông sản
- thủy sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa cho nông sản Việt Nam và Nga xuất khẩu vào nhau
20:27' - 22/04/2021
Chiều 22/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga đã có cuộc Họp trực tuyến nhóm công tác nông nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga lần thứ 2.
-
Thị trường
Vì sao nông sản sạch khó vào kênh tiêu thụ hiện đại?
15:13' - 13/04/2021
Hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội mới có khoảng 85% các loại nông sản, thực phẩm sạch đang tiêu thụ qua các kênh bán lẻ truyền thống, 15% tiêu thụ tại các kênh phân phối hiện đại.
-
Thị trường
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại nông sản Việt Nam - Hoa Kỳ
15:01' - 08/07/2020
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng từ 4,37 tỷ USD năm 2011 lên mức 10,56 tỷ USD năm 2019, đạt mức tăng trưởng trung bình 29%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.