Dịch COVID-19: Cùng doanh nghiệp vượt khó
Dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có bước phát triển chậm lại. Trước tình hình này, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành và địa phương đã tức thời ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giao thương… đúng với tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp” vượt gian khó, bước qua đại dịch.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đã triển khai các chương trình “Chia sẻ cùng doanh nghiệp”, các gói tín dụng quy mô lớn để khuyến khích vay và thúc đẩy dư nợ cho vay.Các gói tín dụng tập trung nhiều nhất vào các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn do dịch bệnh như: du lịch, vận tải, kho bãi, nông nghiệp, xuất khẩu, vui chơi giải trí... Cùng với đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng doanh nghiệp bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay…
Từ thực tiễn các địa phương, ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Thanh Hóa cho biết, bên cạnh việc khoanh nợ, giãn thời gian nộp thuế, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, các sở ban, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục rà soát cắt giảm bớt quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư. Từ đó, khơi dậy tinh thần đầu tư của doanh nghiệp; đồng thời, hạn chế thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trong bối cảnh đang phải nỗ lực khắc phục những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng cần xem xét các gói vay ưu đãi cho doanh nghiệp để vực dậy hoạt động “hậu” dịch bệnh. Đại diện tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng cũng hiến kế khắc phục những vướng mắc như: thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, cạn đơn đặt hàng do nhu cầu từ các đối tác suy giảm, áp lực tài chính, lãi suất vốn vay… đang là những áp lực khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động… Ông Quang cho rằng, các doanh nghiệp cần tính toán để cắt giảm tối đa chi phí, cơ cấu lại các khoản đầu tư, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh cốt lõi, tránh dàn trải…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần huy động thêm nguồn tài chính từ chuyển đổi mô hình hoạt động như: thực hiện sáp nhập, liên kết hay cổ phần hóa, phát hành trái phiếu, góp vốn kinh doanh, kêu gọi nhà đầu tư đối tác mới có năng lực, huy động vốn từ người thân, người lao động, cơ cấu lại tài sản…
Theo các chuyên gia kinh tế, nỗi lo về nguyên liệu và thị trường đang là hai lực cản lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nhiều doanh nghiệp thông tin, số lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho chỉ đủ vận hành máy móc sản xuất trong vòng 1 tháng tới.
Qua tổng hợp ý kiến từ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực dân doanh cho thấy, nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành cùng nhiều gói tín dụng cho vay được một số ngân hàng thương mại triển khai, quảng bá tới khách hàng.Điều này nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; tình hình thị trường chưa có sự cải thiện khiến đa phần người dân và doanh nghiệp không khỏi lo lắng.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, những chính sách miễn giảm thuế phí, hạ lãi suất cho vay… sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải áp lực khi sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhưng việc vay thêm để mở rộng hay phát triển hiện tại chưa được nghĩ tới. Thậm chí, có doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp các khoản đầu tư để bảo toàn vốn. Chia sẻ về thực trạng của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Sinh, Giám đốc Công ty May Minh Anh – Kim Liên tại Khu công nghiệp Bắc Vinh (tỉnh Nghệ An) cho biết, nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục kéo dài đến hết năm 2020 thì hàng chục nghìn công nhân có nguy cơ tạm nghỉ việc. “Hiện nay, doanh nghiệp đã lên sẵn kịch bản sản xuất đến hết tháng 9/2020. Đó là nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc đã được dự trữ sẵn từ trước. Vì vậy, tạm thời đến thời điểm nói trên, đơn vị vẫn duy trì dây chuyền sản xuất diễn ra bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang xây dựng kịch bản tiếp theo là tìm mối hàng ở các nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, châu Âu… để không phải gặp cảnh bị động”. Đối với ngành du lịch, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Vietsence, cho biết, thiệt hại từ dịch COVID-19 khiến tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tê liệt. Nếu dịch bệnh kéo dài sẽ tiếp tục gây tổn thất cho ngành du lịch nói chung cũng như khó khăn cho tất cả các công ty du lịch Việt Nam nói riêng. “Chúng tôi mong muốn, các cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện xem xét, giúp chúng tôi tiếp cận với các nguồn vốn mới từ ngân hàng; đồng thời, điều chỉnh mức lãi suất từ các nguồn huy động. Chính sách thuế của doanh nghiệp hay những phí thu phải đóng với các cơ quan Nhà nước cũng nên được điều chỉnh giảm hoặc miễn. Điều này sẽ rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành và nhất là với doanh nghiệp của chúng tôi”, ông Tài cho hay. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh này, ông Tài cũng kiến nghị các cơ quan chức năng nên kiểm soát và xử lý được những thông tin sai lệch; tăng cường quảng bá mạnh hơn nữa về du lịch để khách hàng hiểu biết rõ và tự tin khi lựa chọn và đến với các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Chỉ khi khách hàng hiểu đúng, đầy đủ và có những thông tin tích cực thì họ sẽ sẵn sàng tham gia các tour du lịch cũng như có phương pháp phòng tránh dịch bệnh./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Lấy lại đà tăng trưởng cho doanh nghiệp
11:46' - 06/03/2020
Bên cạnh giải pháp trong bối cảnh dịch bệnh, cần tính đến kế hoạch hậu dịch bệnh như tạo chính sách thuận lợi, thông thoáng và minh bạch để doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Italy phân bổ 7,5 tỷ euro hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp
07:47' - 06/03/2020
Ngày 5/3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo chính phủ nước này đã phân bổ 7,5 tỷ euro để hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành gỗ chuyển đổi phương án kinh doanh
19:34' - 05/03/2020
Dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu; trong đó ngành gỗ cũng không tránh khỏi áp lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Doanh nghiệp vận tải đề xuất giảm chuyến do ảnh hưởng của dịch
13:13' - 05/03/2020
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo nhanh về tác động cũng như công tác phòng chống dịch COVID - 19 của các đơn vị vận tải trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.