Dịch COVID-19: Đã có phương án điều phối nguồn hàng thiết yếu liên tỉnh khi cần thiết
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, từ tháng 2 năm 2020, dịch COVID-19 có xu hướng ngày càng lan rộng tại các nước cũng như tại Việt Nam gây tác động đến tâm lý người dân và ảnh hưởng tới thị trường các hàng hóa thiết yếu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 19/CT-TTg và các văn bản chỉ đạo khác, Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn Sở Công Thương các địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh phân phối lớn thực hiện các biện pháp về điều tiết, dự trữ hàng hóa nhằm bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các địa phương.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, 63/63 tỉnh, thành phố và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 5 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly. Trong trường hợp vượt ngoài khả năng điều phối của tỉnh (một số địa phương có dịch hoặc cùng một lúc nhiều địa phương có dịch), Bộ Công Thương cũng đã có phương án để hỗ trợ, điều phối nguồn hàng thiết yếu liên tỉnh khi cần thiết. Nguồn hàng điều phối liên tỉnh tập trung vào 7 nhóm hàng hóa thiết yếu gồm gạo, thịt gia súc, gia cầm, sữa, mỳ gói, xăng dầu, giấy vệ sinh, khẩu trang với số lượng, nguồn hàng cung cấp và phương án cung cấp cụ thể để sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ổn của thị trường. Hiện nay, trước những thông tin về dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện trở lại và có diễn biến phức tạp; để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo công văn số 5557/BCT-TTTN ngày 30 tháng 7 năm 2020 gửi các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn trên địa bàn các tỉnh thành phố tăng cường nguồn cung, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội. Ngoài ra, còn có Công văn số 5558/BCT-TTTN ngày 30/7/2020 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường theo các phương án, kịch bản đã xây dựng, giữ ổn định tâm lý thị trường. Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, tình hình thị trường tại các địa phương có người mắc bệnh cũng như các địa phương trên cả nước tương đối ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá, mua gom tích trữ lương thực, thực phẩm. Cùng với đó, nguồn cung cơ bản đáp ứng cơ bản nhu cầu, giá cả tương đối ổn định do người dân đã có kinh nghiệm từ lần dịch trước nên đã bình tình hơn trước các diễn biến của dịch bệnh. Hiện tại, Sở Công Thương các tỉnh thành có người mắc bệnh như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… đã triển khai lực lượng xuống các địa bàn, các điểm bán hàng của các siêu thị để chỉ đạo việc tăng nguồn cung, kiểm tra việc cung ứng hàng hóa; đồng thời phối hợp với các nhà phân phối, các quận, huyện tuyên truyền để người dân an tâm và hạn chế mua hàng hóa tích trữ. Theo báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp phân phối, lượng khách đến mua hàng có tăng nhưng hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán hàng của các siêu thị vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân có thể sẽ tăng đối với loại hình phân phối bán lẻ hiện đại khi dịch bệnh có diễn biến xấu nên các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2 – 3 lần so với trước để bảo đảm cung cấp cho người dân như Sài Gòn Co.op (chuỗi siêu thị Co.op Mart, Co.op Food, Co.op Extra), Vincommerce ( chuỗi Vinmart và Vinmart +); BRG Retail (chuỗi Hapro Mart, Intimex, Fuji Mart, Seika Mart), Central Group ( chuỗi Big C; Go!; Lan Chi Mart), Bách Hóa Xanh…. Đặc biệt, các doanh nghiệp phân phối lớn cũng đã tái lập phòng chống dịch COVID-19 trên toàn hệ thống các cửa hàng trực thuộc như tăng lượng dự trữ hàng hóa, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp… như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào khu vực siêu thị, cửa hàng….Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tăng cường việc giao hàng tại nhà nhằm tạo thuận lợi cho công tác mua sắm của người dâ. Bộ Công Thương khuyến cáo, việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương triển khai sát sao, quyết liệt nên người dân tại các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc không nên quá hoang mang, lo lắng và cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các cấp có thẩm quyền./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tạm giữ gần 20.000 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại Hải Dương
20:16' - 30/07/2020
Quản lý thị trường Hải Dương vừa kiểm tra đột xuất tại một cơ sở kinh doanh quần áo trên địa bàn và phát hiện đang bày bán số lượng lớn quần, áo giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.
-
DN cần biết
Áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
16:23' - 29/07/2020
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025”
-
Thị trường
Chỉ khoảng 200 doanh nghiệp Việt đủ điều kiện cung ứng hàng hóa xuất khẩu qua AEON
15:06' - 22/07/2020
Trong số hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam mà AEON đã tìm hiểu để hợp tác mới có khoảng 200 doanh nghiệp Việt đủ điều kiện cung ứng hàng hóa xuất khẩu thông qua hệ thống AEON.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.