Dịch COVID-19: Để nguồn lực hỗ trợ đến đúng người cần trợ giúp
Hiện, dịch COVID-19 với những biến chủng mới đang lây lan rất nhanh, phức tạp khó lường đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Để nguồn lực hỗ trợ đến đúng người cần trợ giúp UBND thành phố Hà Nội đã lên phương án về phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, xác định rõ đối tượng thụ hưởng và sẽ được triển khai linh hoạt, tránh trùng lặp, không bỏ sót, giúp doanh nghiệp cũng như người dân nhanh chóng phục hồi sản xuất đưa cuộc sống trở lại bình thường.
*Tránh chồng chéo, trùng lặp
Để thực hiện hiệu quả gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Hà Nội đã khẩn trương xây dựng tiêu chí nhằm xác định các đối tượng đủ điều kiện được nhận hỗ trợ.
Về cơ bản, Hà Nội sẽ khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ theo định hướng của Trung ương. Được biết, từ cuối tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, Hà Nội đã hỗ trợ cho tổng số 515.515 người, với hơn 608 tỷ đồng.
Bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, riêng với các hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, trước khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP, Hà Nội đã thống nhất chủ trương hỗ trợ cho đối tượng này, do Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện.
Để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng ngành Thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
Đối với nhóm lao động tự do, đối tượng ưu tiên đề xuất hỗ trợ là người lao động làm công việc tự do, bị ảnh hưởng về việc làm tại những địa bàn phải cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó là những người làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động tại những địa điểm, lĩnh vực có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố và các địa phương (bán nước vỉa hè, cắt tóc, gội đầu, spa…). Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn và không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ.
Điều này được hiểu rằng có thể cùng là lao động tự do, nhưng người lao động ở địa bàn này sẽ nhận được mức hỗ trợ cao hơn địa bàn khác; địa phương này có nhiều lao động được hỗ trợ hơn các địa phương khác. Tiêu chí, điều kiện xác định đối tượng thụ hưởng ở các địa phương có thể cũng khác nhau.
Với kinh nghiệm đã từng triển khai gói hỗ trợ trong năm 2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội với vai trò chủ trì thực hiện, đã rút ra bài học sâu sắc: “Phải rõ tiêu chí, rõ đối tượng, thì nguồn lực hỗ trợ mới đến đúng người cần trợ giúp”- bà Bạch Liên Hương chia sẻ.
*Khi 5.000 công nhân mắc COVID-19
Hiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, với chủng mới lây lan rất nhanh, nhất là xảy ra ở các khu công nghiệp có hàng nghìn công nhân đang làm việc.
Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã lên kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu khi dịch bùng phát tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, UBND thành phố đã có phương án ứng phó với tình huống có 1.000 - 5.000 ca mắc trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong trường hợp lây nhiễm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ghi nhận số lượng dương tính lên tới 5.000 người, dẫn tới số lượng F1 có thể lên tới 200.000 người, bao gồm hai nhóm chính là công nhân tại các khu công nghiệp và người dân tại cộng đồng, việc thực hiện cách ly y tế sẽ phân theo hai nhóm.
Đối với F1 là công nhân tại các khu công nghiệp, nếu lưu trú tập trung tại một số địa điểm cụ thể, tổ chức cách ly y tế vùng các nơi lưu trú tập trung này theo hướng dẫn của Bộ Y tế; trường hợp các F1 sinh sống tản mát tại nhiều địa điểm, không có khả năng triển khai cách ly y tế vùng thì thực hiện cách ly tại nơi lưu trú dã chiến.
Khi F1 là người dân trong cộng đồng, sẽ thực hiện cách ly tập trung nếu số lượng không vượt quá năng lực tổ chức cơ sở cách ly tập trung của thành phố; xem xét cách ly y tế tại nhà có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng địa phương khi số lượng vượt quá 40.000 người; thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với các huyện có số ca mắc lớn, các huyện lân cận giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, toàn thành phố theo Chỉ thị số 19/CT-TTg…
UBND thành phố Hà Nội cũng lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố chỉ đạo khoanh vùng, cách ly khu vực có trường hợp mắc bệnh, không để lây lan ra cộng đồng; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc cách ly cộng đồng trên phạm vi các địa phương có dịch theo Chỉ thị của Chính phủ; chỉ huy, điều động lực lượng, xử lý tình huống trong suốt quá trình triển khai tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19…
Trên tinh thần đó, Hà Nội triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng, đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Hà Nội trợ giá 50% hàng tiêu dùng thiết yếu cho thanh niên công nhân và người dân
13:14' - 15/07/2021
Khi mua gói các sản phẩm hàng thiết yếu thông qua App mua sắm MEGA1, người dân sẽ được các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia chương trình tặng lại đến 50% giá trị gói sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dành 5.600 tỷ đồng nâng cấp 2 tuyến đường trọng điểm ùn tắc giao thông
11:16' - 15/07/2021
Giai đoạn 2021 – 2025, bằng nguồn vốn ngân sách, Hà Nội đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông khung, công trình thủy lợi quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về đề xuất có sân bay thứ hai của Hà Nội?
17:44' - 14/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đã giao các đơn vị liên quan đánh giá tổng thể ưu, nhược điểm của các kịch bản quy hoạch sân bay Nội Bài cùng với phương án nghiên cứu vị trí sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU
23:31' - 24/03/2023
Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng được JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực
22:21' - 24/03/2023
Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng được nhiều lãnh đạo Nhật Bản quan tâm, là nước JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương chia sẻ mô hình phát triển hạ tầng khu công nghiệp với 9 tỉnh
19:32' - 24/03/2023
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng và lãnh đạo 9 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trong mô hình phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên – Huế họp gỡ khó mặt bằng sạch cho dự án đầu tư công dùng vốn ODA
19:23' - 24/03/2023
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế họp nhà thầu, đơn vị giải phóng mặt bằng và các bên liên quan để đưa ra các giải pháp tháo gỡ cho Dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II”.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo TP Hải Phòng làm việc với hộ kinh doanh về phương án xây dựng lại chợ Tam Bạc
19:14' - 24/03/2023
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng làm việc với 20 công dân là đại diện các hộ kinh doanh tại chợ Tam Bạc nhằm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của các hộ kinh doanh tại chợ này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Tập trung nguồn lực đưa Gia Lâm lên quận
19:03' - 24/03/2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, trong 5 huyện đang xây dựng đề án phát triển thành quận, Gia Lâm là huyện có khả năng hoàn thành sớm nhất nên huyện cần tập trung thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện Thông tư 02/2023/BGTVT, hoạt động đăng kiểm chuyển biến thế nào?
18:58' - 24/03/2023
Việc miễn kiểm định xe mới và giãn chu kỳ kiểm định cho một số loại xe, chỉ phần nào giải quyết vấn đề ách tắc tại các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin lý do dừng huy động hơn 172 MW điện mặt trời Trung Nam
18:23' - 24/03/2023
Bộ Công Thương thông tin lý do không ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam xuất phát từ việc chủ đầu tư thi công dự án không đúng thiết kế được thẩm định.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương phát huy vai trò thế nào trong hội nhập quốc tế?
16:13' - 24/03/2023
Ngành công thương đã phát huy vai trò đầu tàu, chủ chốt với nền kinh tế, đi đầu về hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện hại hóa đất nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.