Dịch COVID-19: Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 13/1, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ra 7 tỉnh khác, gồm tỉnh Aichi, Tochigi và Gifu ở miền Trung, Osaka, Hyogo và Kyoto ở phía Tây, và Fukuoka ở phía Nam.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lan rộng khắp cả nước và số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 ở nước này đã vượt ngưỡng 300.000 ca. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, số ca nhiễm mới đặc biệt tăng cao ở 7 địa phương mới được áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Chỉ riêng trong ngày 12/1, Nhật Bản phát hiện thêm 4.541 ca nhiễm mới và có thêm 64 người tử vong vì dịch COVID-19, trong khi số bệnh nhân nguy kịch cũng tăng cao kỷ lục lên 881. Trong số người tử vong ngày 12/1, Osaka có 10 trường hợp, các tỉnh Aichi và Hyogo đều có 9 trường hợp.
Việc số ca nhiễm mới liên tục tăng đã khiến hệ thống y tế ở nhiều tỉnh, thành ở Nhật Bản rơi vào tình trạng căng thẳng, trong đó riêng tại Osaka, tỷ lệ sử dụng giường bệnh của các bệnh nhân COVID-19 đã lên tới 70%.
Trong bối cảnh đó, chính quyền các tỉnh Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Tochigi và Gifu đã đề nghị chính quyền trung ương ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, tỉnh Fukuoka vẫn chưa đưa ra đề nghị như vậy.
Lý giải về quyết định trên của Chính phủ, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Yasutoshi Nishimura, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nói rõ quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp của chính phủ được đưa ra không dựa trên đề nghị của các địa phương mà dựa trên cơ sở liệu có đủ giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19 hay không.
Trước đó, ngày 7/1, Thủ tướng Suga đã tái ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận. Theo đó, người dân ở các tỉnh, thành này được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc cần thiết sau 20h. Các cơ sở kinh doanh ăn uống được khuyến cáo chỉ bán đồ uống có cồn trong khoảng thời gian từ 11h đến 19h và phải đóng cửa vào lúc 20h hàng ngày.
Nước này cũng sẽ hỗ trợ cho các chính quyền địa phương trợ cấp cho các nhà hàng và quán bar tuân thủ các yêu cầu đó. Mặt khác, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường làm việc từ xa và làm việc theo ca với mục tiêu giảm 70% số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng, đồng thời không để nhân viên làm việc sau 20h ngoại trừ các công việc cần thiết để duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, khác với năm ngoái, chính phủ sẽ không yêu cầu các trường học trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp phải tạm thời đóng cửa nhưng phải triệt để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Cùng ngày, một nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho biết tính đến ngày 9/1, số người không thể tìm được nơi chữa trị sau khi mắc COVID-19 ở thủ đô Tokyo đã vượt mức 6.000 người, tăng gần gấp đôi so với một tuần trước đó.
Do ngày càng có thêm nhiều khu vực ở Tokyo ghi nhận sự gia tăng về số ca mắc mới nên chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bệnh viện hoặc cơ sở y tế để chữa trị cho các bệnh nhân này. Điều này đang gây khó khăn cho nỗ lực cân bằng giữa việc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 và các bệnh nhân khác.
Kể từ cuối năm ngoái, số người dương tính với SARS-CoV-2 ở Nhật Bản đã gia tăng nhanh chóng, chủ yếu do sự bùng nổ về số ca nhiễm mới ở thủ đô Tokyo. Ngoài Tokyo và các tỉnh lân cận, số ca nhiễm mới ở các khu vực khác như khu vực Chukyo ở miền Trung, Kansai ở phía Tây và Kyushu ở phía Tây Nam cũng đang có xu hướng tăng từ đầu năm nay.
Nhóm chuyên gia trên nhận định sự lây lan của dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và các khu vực đô thị khác vào cuối năm ngoái chủ yếu do các hội nghị và bữa tiệc cuối năm ở các công ty và các hoạt động tụ tập ăn uống của giới trẻ.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác khiến dịch bệnh bùng phát mạnh là do người dân về quê và có các bữa tiệc với người thân trong kỳ nghỉ lễ vào cuối năm và đầu năm mới. Nhóm chuyên gia này bày tỏ quan ngại về khả năng số người già nhiễm SARS-CoV-2 sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Các chuyên gia kinh tế dự báo việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp do COVID-19 ở Nhật Bản có thể gây thiệt hại ít nhất 20 tỷ USD cho nền kinh tế nước này, tương đương 0,4% GDP.
Theo ông Toshihiro Nagahama, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp sẽ khiến 109.000 người mất việc làm nếu chính phủ không có biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế./.
>>>Nhật Bản sẽ tạm ngừng cấp phép nhập cảnh cho người của một số nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Nhật Bản chậm trễ trong việc phát triển vaccine COVID-19
18:36' - 11/01/2021
Báo Asahi mới đây có bài viết đánh giá về việc các công ty của Nhật Bản chậm trễ trong cuộc đua nghiên cứu phát triển vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tái ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở 4 tỉnh thành
18:05' - 07/01/2021
Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi số ca nhiễm mới ở Nhật Bản lần đầu vượt ngưỡng 6.000 ca/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.