Dịch COVID-19 tạo “cú hích” phát triển thị trường điện toán đám mây
Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối trong cả nước.
Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại của Việt Nam đang do các công ty nước ngoài cung cấp.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp điện toán đám mây tại Việt Nam phải liên minh lại với nhau để trở thành những đơn vị chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ, nền tảng điện toán đám mây phục vụ tối đa nhu cầu thị trường trong nước.
Những thông tin trên là nội dung chính của tọa đàm “Thúc đẩy điện toán đám mây Make in Vietnam” do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, báo điện tử VietNamNet vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
* Hạ tầng của chuyển đổi số quốc gia
Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Khắc Lịch nhận định, nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Bộ Thông tin và Truyền thông xác định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng số cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới.
Theo dự báo, đến năm 2025, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Năm 2020, dịch COVID-19 đã tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó thị trường này đã tăng trưởng tới 40%.
Sự tăng trưởng này cho thấy, về mặt thị trường, lĩnh vực điện toán đám mây trong nước là một mảnh đất tương đối lớn và còn nhiều khoảng trống đang đợi các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam.
Ở phạm vi quốc gia, với tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, đồng thời thực hiện chủ trương phát triển các sản phẩm công nghệ Việt “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp trong nước phải phát triển, làm chủ nền tảng hạ tầng này.
Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, để phát triển các nền tảng điện toán đám mây theo đúng định hướng và bài bản, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.
Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây này gồm 153 tiêu chí, trong đó có 84 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về tính năng mà nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng và 69 chỉ tiêu, tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin. Cục An toàn thông tin đang triển khai đánh giá và sắp tới sẽ công bố một số doanh nghiệp có sản phẩm điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn an toàn an ninh.
* Nhiều cơ hội phát triển
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Viettel IDC, Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel cho biết: Việt Nam mới cung cấp chủ yếu dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây, còn dịch vụ phần mềm trên nền hạ tầng điện toán đám mây chưa khai thác được nhiều dù mảng này mới đem lại doanh thu và tăng trưởng lớn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng điện toán đám mây rất nhanh, đặc biệt trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng nổ dịch vụ trực tuyến. Thị trường điện toán đám mây thời gian tới hứa hẹn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Lý giải cho thực tế thị trường điện toán đám mây là miếng bánh to, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam chiếm miếng bánh nhỏ, theo ý kiến của ông Lê Hoài Nam, nhu cầu điện toán đám mây xét theo đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.
Hiện nay, dịch vụ cung cấp dịch vụ đám mây ở Việt Nam chưa đủ năng lực xây dựng hạ tầng tốt như nhiều tập đoàn lớn cung cấp nền tảng lớn trên thế giới, do vậy doanh nghiệp Việt lựa chọn nền tảng dịch vụ của nước ngoài để nhanh chóng, thuận tiện và tránh được nhiều rào cản về đường truyền, chí phí, hỗ trợ kỹ thuật.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng hạ tầng số như điện toán đám mây của các doanh nghiệp Việt Nam thua nhà cung cấp nước ngoài và sự thiếu vắng các sản phẩm trong hệ sinh thái điện toán đám mây đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Việt khi đưa hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị lên nền tảng điện toán đám mây.
Đại diện các doanh nghiệp đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo các cục, vụ liên quan cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ thông tin tích cực đầu tư trong lĩnh vực điện toán đám mây thời gian tới bởi đây là một cấu phần quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và thuận tiện./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mảng điện toán đám mây của Alibaba tăng trưởng mạnh mẽ
07:37' - 08/11/2020
Mức tăng trưởng của mảng điện toán đám mây thuộc Alibaba đã vượt xa Amazon và Microsoft trong quý kết thúc vào tháng 9/2020.
-
Công nghệ
Canalys: Điện toán đám mây tiếp tục tăng trưởng cao trong quý III/2020
20:56' - 01/11/2020
Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Canalys mới đây cho thấy dịch vụ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây tiếp tục được hưởng lợi từ đại dịch COVID-19 trong quý III/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Algeria và Italy đàm phán khởi động lại dự án kết nối điện bằng cáp ngầm
09:43'
Trong một thông cáo báo chí phát ra ngày 23/5, Bộ Năng lượng và Mỏ Algeria cho biết quốc gia này và Italy đang thảo luận để khởi động lại dự án kết nối điện giữa hai nước bằng cáp ngầm.
-
Công nghệ
Sony đặt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2040
09:13'
Công ty sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng Sony (Nhật Bản) cho biết đang nhắm mục tiêu không phát thải ròng carbon trên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này vào năm 2040.
-
Công nghệ
Meey Land chia sẻ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho lĩnh vực bất động sản
18:24' - 23/05/2022
Meey Land sẽ trực tiếp tham gia và chia sẻ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho lĩnh vực bất động sản tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 diễn ra ngày 25 – 26/5 sắp tới.
-
Công nghệ
“Trải nghiệm kết nối chạm đỉnh” với iGate EW12ST
14:05' - 23/05/2022
iGate EW12ST là bộ thu phát wifi hiệu suất cao, cho phép nhiều thiết bị truy cập mạng cùng lúc với tốc độ bằng nhau và đầy đủ.
-
Công nghệ
Nhóm học sinh Mỹ tìm ra giải pháp giá rẻ để tách chì trong nước
11:06' - 23/05/2022
Một nhóm học sinh trường trung học Barrie ở Maryland đã cho ra đời một thiết bị lọc cao 7,5cm được làm từ nhựa phân huỷ sinh học để tách chỉ trong nước với giá dự kiến chỉ 1 USD/sản phẩm.
-
Công nghệ
Xiaomi lọt top công ty có doanh số smartphone cao nhất thế giới
06:30' - 22/05/2022
Báo cáo nêu rõ doanh số của Xiaomi đã vượt mốc 500 triệu chiếc điện thoại thông minh vào quý I/2022.
-
Công nghệ
Israel cảnh báo doanh nghiệp bán lẻ về các vụ tấn công mạng
08:30' - 21/05/2022
Cục Quản lý mạng quốc gia Israel (INCD) ngày 19/5 đã cảnh báo các doanh nghiệp bán lẻ ở Israel về các vụ tấn công bằng phần mềm đòi tiền chuộc nhằm vào phần mềm của máy đếm tiền.
-
Công nghệ
Công ty công nghệ Tencent có doanh thu hàng quý thấp kỷ lục
08:10' - 19/05/2022
Công ty công nghệ Tencent (Trung Quốc) vừa báo cáo về mức tăng trưởng doanh thu hàng quý thấp kỷ lục trước sự siết chặt các quy định của Bắc Kinh và chính sách hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
19:52' - 18/05/2022
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.