Dịch COVID-19: Thái Lan có biện pháp phòng chống mới cho các cơ quan chính phủ
Theo người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Narumon Pinyosinwat, những quan chức nhà nước phải hoãn hoặc hủy các chuyến công tác nước ngoài tại những nước và khu vực có dịch bệnh lây lan.
Nếu không thể hủy các chuyến công tác, các quan chức này cần phải được sự cho phép của lãnh đạo của họ hoặc các cơ quan có liên quan tới chuyến công tác này.
Những viên chức nhà nước trở về Thái Lan từ những nước hay khu vực có dịch bệnh hoặc quá cảnh tại những nước hay khu vực này và bị nghi nhiễm bệnh, có thể làm việc tại nhà trong 14 ngày để theo dõi tình hình sức khỏe.
Chính phủ Thái Lan sẽ thành lập một trung tâm thông tin nhằm tập hợp các thông tin từ mọi cơ quan nhà nước để tiếp nhận phản hồi cũng như cung cấp những thông tin đúng sự thực về dịch bệnh COVID-19 cho người dân.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan phải ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ các mặt hàng phòng chống dịch COVID-19 như dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang ở cả trên mạng và trong các cửa hàng.
Còn các cơ quan vận tải và chính quyền địa phương phải theo dõi chặt chẽ hành khách tại các khu vực quan trọng như sân bay, nhà ga tàu hỏa và bến xe buýt.
Bộ Lao động và Bộ Các vấn đề đối ngoại có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ công dân Thái Lan sinh sống tại những nước và khu vực có dịch bệnh.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ và Quốc phòng sẽ chuẩn bị địa điểm để tiến hành cách ly, giám sát tình hình sức khỏe của những công dân Thái Lan trở về nước hoặc những đối tượng nghi nhiễm bệnh.
Cuối cùng, các cơ quan nhà nước sẽ hợp tác của các công ty tư nhân trong việc tránh hoặc hoãn các hoạt động tụ tập đông người nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm.
Chính phủ Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 sau khi tuyên bố đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào ngày 24/2.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha dự kiến triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày 4/3 để thảo luận về khả năng khoảng 10.000 người lao động Thái Lan làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc về nước trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về cách thức xử lý những người lao động này trở về từ Hàn Quốc trong bối cảnh 138 đồng hương của họ được không vận từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng trước phải trải qua giai đoạn cách ly bắt buộc 14 ngày.
Theo Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, hiện vẫn còn phải theo dõi xem có bao nhiêu người Thái ở Hàn Quốc được phép trở về nước.
Theo ông, Hàn Quốc sẽ cách ly những lao động Thái Lan này trong vòng 14 ngày trước khi cho phép họ về nước và khi về đến Thái Lan, họ có thể sẽ phải tự cách ly thêm 14 ngày nữa.
Vấn đề hiện nay là làm thế nào Thái Lan có thể kiểm soát được một lượng lớn như vậy nếu tất cả trong số họ bị cách ly. Thủ tướng Prayut thừa nhận người dân không mấy tin tưởng và sợ hãi, nhưng trấn an rằng các quan chức và nhân viên y tế đã có sự chuẩn bị tốt.
Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết Văn phòng Nhập cư Hàn Quốc thông báo rằng hơn 5.000 người Thái Lan tại Hàn Quốc đã bày tỏ với văn phòng trong giai đoạn từ tháng 12/2019 đến 1/3/2020 mong muốn trở về nước.
Theo số liệu thống kê công bố trên báo chí, ít nhất 140.000 người Thái Lan đang làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong khi số lượng lao động hợp pháp chỉ vào khoảng 20.000 người.
Trong khi đó, người dân ở vùng đô thị Bangkok đang đổ xô vơ vét những mặt hàng thiết yếu có thể dự trữ lâu ngày như mì gói, gạo, giấy ăn, cá đóng hộp và nước đóng chai tại các siêu thị do lo ngại dịch COVID-19 có thể lan rộng.
Các tập đoàn bán lẻ lớn như Tops Supermarket, Tesco Lotus, Mall Group và Big C Supercenter đã thừa nhận rằng những mặt hàng nói trên đã được vơ vét nhanh chóng kể từ cuối tuần qua.
Các tập đoàn này cũng nhất trí rằng lo ngại về bệnh COVID-19 là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mua sắm lan tràn này.
Theo ông Chairat Petchdakul, Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh siêu thị của Tập đoàn Mall Group, phần lớn hàng hóa mà người mua hàng chọn là những mặt hàng có thể dự trữ được lâu như mì ăn liền, nước uống và cá đóng hộp.
Ông Chairat cho rằng nhu cầu đó là do những lo ngại về dịch COVID-19, nhưng khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ hành vi của khách hàng trong những cuối tuần tiếp theo.
Ông Chairat cũng khẳng định nguồn cung những mặt hàng này vẫn dồi dào, mặc dù có thể có chút chậm chễ trong khâu vận chuyển từ nhà máy.
Tập đoàn Mall Group cho biết đã tăng gấp đôi lượng hàng dự trữ trong kho từ 15 ngày lên 30 ngày nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hụt và đảm bảo khách hàng có đủ nguồn cung những sản phẩm mà họ tìm mua.
Trong khi đó, ông Pun Paniengvait, Chánh Văn phòng Công ty thực phẩm Thai President Foods chuyên sản xuất loại mì ăn liền Mama kêu gọi người dân không nên lo lắng về nguy cơ thiếu hàng vì công ty có thừa năng lực sản xuất để phục vụ nhu cầu của toàn bộ dân số Thái Lan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Lan ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19
12:47' - 01/03/2020
Ngày 1/3, giới chức Thái Lan thông báo ca tử vong đầu tiên ở nước này do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Thái Lan có thể dưới 1% nếu COVID-19 kéo dài
07:30' - 01/03/2020
BoT cho rằng, nền kinh tế của Thái Lan có thể sẽ chỉ tăng trưởng dưới 1% trong năm 2020 nếu dịch viêm phổi cấp gây ra bởi virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) kéo dài trong cả năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.