Dịch COVID-19: Thái Lan phạt nặng những ai trốn cách ly
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà chức trách y tế Thái Lan đã yêu cầu một nhóm khoảng 80 lao động vừa trở về từ Hàn Quốc nhưng trốn quy trình sàng lọc tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi hôm 7/3 phải ra trình diện trong vòng 3 ngày, nếu không sẽ bị truy tố theo Luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng Y tế Thái Lan Sathit Pitutecha cho biết nhà chức trách đã có hồ sơ nhận dạng, thông tin liên hệ của nhóm người này và có thể tìm ra họ. Do đó, những người này cần ra trình diện các quan chức y tế cấp tỉnh trong vòng 3 ngày.
Nếu không hợp tác và bị bắt giữ, những người này sẽ phải đối mặt án tù 1 năm và mức phạt lên tới 200.000 baht (6.330 USD).
Thái Lan vừa đưa ra quy định sàng lọc mới, theo đó tất cả hành khách người Thái Lan cũng như người nước ngoài từ Hàn Quốc sẽ phải qua các điểm kiểm tra y tế ban đầu để trả lời các câu hỏi và được phân chia thành các nhóm để giám sát.
Những lao động bất hợp pháp có lịch sử đi lại tới Daegu và Bắc Gyeongsang sẽ được cách ly tại một căn cứ hải quân ở tỉnh Chon Buri.
Những lao động trở về có ít nguy cơ sẽ được đưa tới các địa điểm sàng lọc khu vực để xem xét việc đưa đến những địa điểm cách ly do nhà nước chỉ định hay tự cách ly ở nhà.
Những hành khách khác được khuyến cáo tự cách ly trong vòng 14 ngày và phải thông báo tình hình hằng ngày cho các quan chức y tế.
Những yêu cầu sàng lọc và thông báo sức khỏe nói trên cũng được áp dụng cho những người tới từ những vùng có nguy cơ cao do Bộ Y tế công bố, đó là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Macau (Trung Quốc), Italy và Iran.
Bộ Ngoại giao Thái Lan mới đây cho biết Văn phòng Nhập cư Hàn Quốc thông báo từ tháng 12/2019 đến 1/3/2020, hơn 5.000 người Thái Lan đã báo cáo với văn phòng mong muốn trở về nước.
Số liệu thống kê công bố trên báo chí cho thấy có ít nhất 140.000 người Thái Lan làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong khi số lượng lao động hợp pháp chỉ vào khoảng 20.000 người.
Tại Thái Lan cho tới nay đã ghi nhận 50 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Trước tình trạng thiếu khẩu trang trầm trọng tại các các bệnh viện công, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) đã thông báo ngừng bán khẩu trang cho công chúng và chuyển số hàng họ có cho các bệnh viện.
Chính phủ Thái Lan thông qua Bộ Thương mại đã quyết định nắm quyền kiểm soát sản xuất khẩu trang, yêu cầu các nhà máy phải cung cấp 45% sản lượng (600.000 chiếc mỗi ngày) cho trung tâm phân phối của nhà nước, trong khi phần còn lại sẽ do các nhà máy tự phân phối.
Thái Lan hiện có 11 nhà máy sản xuất khẩu trang trên toàn quốc. Các nhà máy này đang tăng sản lượng từ 36 triệu chiếc/tháng lên 38 triệu chiếc/tháng.
Hôm 5/3, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit đã thông qua lệnh ấn định giá bán khẩu trang trong nước là 2,5 baht/chiếc. Lệnh này có hiệu lực từ 9/3 và sau đó nếu ai bán khẩu trang với giá cao hơn giá ấn định sẽ phải đối mặt với án 5 năm tù giam và/hoặc mức phạt 100.000 baht./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thái Lan cách ly tiền giấy cũ để phòng chống COVID-19
13:59' - 08/03/2020
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã đưa thêm 500 tỷ baht (15,91 tỷ USD) tiền mới vào lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tiền giấy sạch không có virus Corona chủng mới.
-
Tài chính
Dịch COVID-19: Thái Lan công bố gói cứu trợ khẩn cấp hơn 3 tỷ USD
13:56' - 05/03/2020
Thái Lan vừa công bố gói cứu trợ khẩn cấp 100 tỷ baht (hơn 3,17 tỷ USD) nhằm hỗ trợ người thu nhập thấp và người nghèo vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan nắm quyền kiểm soát hoạt động sản xuất khẩu trang
16:38' - 04/03/2020
Chính phủ Thái Lan đã quyết định nắm quyền kiểm soát việc sản xuất khẩu trang nhằm đối phó với tình trạng tích trữ và thiếu hụt mặt hàng thiết yếu để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Thái Lan có biện pháp phòng chống mới cho các cơ quan chính phủ
14:29' - 04/03/2020
Ngày 3/3, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố các biện pháp mới phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho các bộ và cơ quan nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.