Dịch COVID-19: Thị trường lao động Việt Nam có nhiều cải thiện trong quý III/2020
Đó là thông tin được Tổng cục Thống kê đưa ra tại buổi họp báo Tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2020, được tổ chức sáng 6/10, tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: “Trong quý III, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch COVID-19 đều có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động quý III năm 2020 cũng được cải thiện so với quý trước, tuy nhiên các chỉ số về lao động, việc làm và thu nhập của người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước”.
Theo bà Hương, dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới khiến nền kinh tế toàn cầu gần như “chạm đáy” vào quý II.Đến thời điểm giữa tháng 9, khi các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch COVID-19, dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn.
Trong nước, dịch bệnh tái phát với diễn biến phức tạp đã làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, so với quý trước, nền kinh tế đang cho thấy sự phục hồi trở lại.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…; trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27%. Lực lượng lao động tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2020 là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.Điều này cho thấy, sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động cho biết, tính chung 9 tháng năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động 9 tháng đầu năm tăng 1%.Nếu lực lượng lao động 9 tháng năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu lao động.
Nói cách khác, dịch COVID-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người.
Lực lượng lao động quý III năm 2020 phục hồi nhanh hơn ở khu vực nông thôn và lao động nữ.Cụ thể, so với quý trước, lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tăng 3,0%, cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức tăng của khu vực thành thị; lực lượng lao động nữ tăng 4,1%, cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng của lực lượng lao động nam.
Tính chung 9 tháng năm 2020, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch COVID-19 với mức giảm của lực lượng lao động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3%. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, tính đến tháng 9 năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%). Lao động có việc làm tăng so với quý trước chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức; tốc độ tăng của lao động phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động chính thức. Bà Vũ Thị Thu Thủy cũng chỉ ra, thu nhập của người lao động trong quý III năm 2020 đã được cải thiện so với quý II năm 2020 nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III năm 2020 là 5,5 triệu đồng, tăng 258 nghìn đồng so với quý trước và giảm 115 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần so với lao động nữ (tương ứng là 6,3 triệu đồng và 4,6 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 1,5 lần (tương ứng là 7 triệu đồng và 4,8 triệu đồng). Trong 9 tháng năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng giảm 83 nghìn đồng).Thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành đều giảm; trong đó, giảm nhiều nhất ở các ngành: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (giảm 6,5%), dịch vụ lưu trú ăn uống (giảm 5,9%), vận tải kho bãi (giảm 4,9%).
Bên cạnh đó, một số ngành có thu nhập tăng như thông tin truyền thông (tăng 1,7%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 3,3%).
Thu nhập bình quân tháng của lao động phi chính thức trong 9 tháng năm 2020 là 5,5 triệu đồng, thấp hơn 1,5 lần mức thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức (8,4 triệu đồng).So với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức giảm 1,9%, thu nhập của lao động phi chính chính thức giảm 0,8%...
Tại buổi họp báo, bà Valentina Barcuci, Phó Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cho biết, dữ liệu thống kê là giải pháp giúp chúng ta có câu trả lời về tình hình lao động và việc làm; đồng thời, giúp nhìn lại ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến người lao động như thế nào trong những tháng qua.Quý III, thị trường lao động của Việt Nam có nhiều cải thiện, tuy nhiên, chưa quay trở lại như trước đây. Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với Tổng cục Thống kê trong điều tra lao động và việc làm trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dự báo tình hình quan hệ lao động dịp cuối năm và Tết Tân Sửu 2021
16:40' - 05/10/2020
Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, dịp cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp thưởng Tết và các khoản phúc lợi cho người lao động nên dễ phát sinh những mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp lao động.
-
DN cần biết
Kinh doanh, vận tải, logistics đang thu hút nguồn lao động lớn
16:50' - 03/10/2020
Ngày 3/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên thành phố (Yescenter) tổ chức Ngày hội việc làm năm 2020 với chủ đề “Kinh Doanh – Vận Tải – Logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng nghìn lao động ngành đường sắt bị giảm thu nhập do dịch COVID-19
17:43' - 01/10/2020
Tổng giám đốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, dịch COVID-19 làm ngành đường sắt khó khăn hơn, kéo theo hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng, giảm thu nhập hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.