Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính dự kiến khai trương ngày 1/7/2020
Ngày 4/6, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia chủ trì phiên họp đầu tiên của Tổ công tác với các bộ, cơ quan liên quan về triển khai xây dựng hệ thống chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 3/6, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có trên 41 triệu lượt truy cập; 159 nghìn tài khoản đăng ký; 9 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 102 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận, hỗ trợ trên 12 nghìn cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 458 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 203 dịch vụ cho công dân, 266 dịch vụ cho doanh nghiệp. Theo các đại biểu dự cuộc họp, với những kết quả trên, Cổng Dịch vụ công quốc gia bước đầu đã được đón nhận và phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là kết quả của sự tham gia mạnh mẽ từ các bộ, cơ quan và các địa phương. Các đại biểu đánh giá, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là bước tiến lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn toàn trên môi trường điện tử.Trao đổi, làm rõ về vấn đề cấp bản chứng thực điện tử, kho dữ liệu chứng thực, cấp chứng thư số, vấn đề bảo mật khi triển khai dịch vụ, đặc biệt là vấn đề quản lý chặt chẽ việc cấp, sử dụng, khai thác bản sao chứng thực điện tử..., các đại biểu cho rằng, quá trình triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính có thể gặp phải một số khó khăn.
Vướng mắc đầu tiên là một số văn bản pháp lý liên quan như mẫu bản sao điện tử được chứng thực, các yêu cầu kỹ thuật đối với bản sao điện tử chưa được quy định. Tại một số địa phương chưa bảo đảm các thiết bị cần thiết như máy scan, số lượng chữ ký số để thực hiện nghiệp vụ. Bên cạnh đó, đối tượng thực hiện dịch vụ cấp bản sao điện tử chứng thực từ bản chính bao gồm cả cơ quan nhà nước (UBND phường, xã, Phòng tư pháp cấp huyện, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và tổ chức hành nghề công chứng công và tư, do vậy, việc quản lý đối tượng tham gia vào dịch vụ cần hết sức chặt chẽ. Việc bảo đảm quản lý tài khoản, phân vai, phân quyền tương đối phức tạp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về chứng thực, các cơ quan không thực hiện lưu trữ bản sao chứng thực. Từ đó, việc kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn của bản sao điện tử được chứng thực hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm tra tính nguyên vẹn và các thông tin của chữ ký số đã ký. Thay mặt Tổ công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cảm ơn đại điện các cơ quan: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ... và các chuyên gia đã tích cực đóng góp ý kiến tại cuộc họp. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong quá trình tiến tới xã hội số, nền kinh tế số và đẩy mạnh giao dịch điện tử, việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính rất quan trọng. Thay cho việc chứng thực bản sao cấp kết quả giấy như truyền thống, người dân có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cấp bản sao điện tử: “Lựa chọn là của người dân và doanh nghiệp. Đến công chứng tại phòng công chứng hay ở nhà truy cập Cổng Dịch vụ công hoặc đến xã, phường là việc do người dân lựa chọn, nhưng tinh thần là Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nghị định 45/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành là Nghị định tiên phong về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, là văn bản có tính pháp lý quan trọng cho sử dụng văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số, giao dịch điện tử.
“Tinh thần là chúng ta rất ủng hộ chủ trương mà Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo, đó là phải dùng các hồ sơ điện tử trên môi trường điện tử để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng thông tư, hướng dẫn để cụ thể hóa mẫu bản sao chứng thực điện tử. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cùng phối hợp triển khai dịch vụ, thống nhất về quy trình, đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng. Trên tinh thần vừa làm, vừa hoàn thiện thể chế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng lưu ý cần đặc biệt chú trọng bảo mật thông tin, bởi theo ông Mai Tiến Dũng, vấn đề này nếu không làm chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi, lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Để dịch vụ khai trương vào ngày 1/7/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nghị các cơ quan, người dân, doanh nghiệp tiếp tục tích cực ủng hộ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử
06:30' - 02/06/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về Đề án tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, phục vụ Chính phủ điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
19:35' - 27/05/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 701/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).